Hiện nay, nhiều người vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TT ATGT) và bị lực lượng chức năng lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu phải thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, nhiều người vi phạm có thể vì lý do nào đó mà đến ngày xử lý ghi trong biên bản nhưng không đến xử lý. Nhiều người quên xử lý, thậm chí cố tình không đến xử lý để biên bản bị quá hạn. Vậy lỗi biên bản quá hạn có bị phạt không? Bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ pháp lý:
Bạn đang xem: Lỗi biên bản quá hạn có bị phạt không? Bị phạt bao nhiêu tiền?
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
1. Lỗi biên bản quá hạn có bị phạt không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012, khi người vi phạm quy định an toàn giao thông mà chậm nộp phạt thì xử lý như sau: Nếu quá thời hạn nộp phạt theo quy định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và trong thời gian chậm nộp thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Cụ thể số tiền nộp phạt = Tổng số tiền phạt chưa nộp + (Tổng số tiền phạt chưa nộp x 0.05% x số ngày chậm nộp)
Ngoài khoản tiền bị phạt khi chậm nộp tiền theo thời hạn trong biên bản, quyết định xử phạt thì người vi phạm còn bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Khi có hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
+ Trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính mà chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác và phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng, phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện; hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh có thể xem xét giữ, bảo quản phương tiện. Nếu phương tiện thuộc các trường hợp sau thì không đưa cho cá nhân, tổ chức vi phạm giữ: là vật chứng của vụ án hình sự; là công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông; là phương tiện làm giả, sửa chữa.
+ Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày bị tạm giữ trong trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt. Đối với những vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ; đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp cần thời gian xác minh thì thời hạn tạm giữ không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Trường hợp người bị xử phạt vi phạm nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm nhưng vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Xem thêm : Có nên nịt bụng khi ngủ vào ban đêm hay không
Như vậy, người vi phạm nộp tiền phạt xong thì sau đó người vi phạm đến cơ quan nơi giữ giấy tờ xe của người vi phạm nộp biên lai nộp phạt và lấy lại giấy tờ xe.
2. Mức xử phạt khi không đến nộp phạt vi phạm hành chính để lấy giấy phép lái xe:
Khi đến hạn nộp phạt vi phạm theo thời hạn quy định trong quyết định xử phạt nhưng người vi phạm không đến lấy GPLX theo đúng hẹn theo quy định, để quá hạn và cố tình điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt như trường hợp vi phạm lỗi không có GPLX. Mức phạt cụ thể quy định tại Điều 21,22 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với xe máy;
– Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 đồng với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175cm3 trở lên;
– Phạt tiền từ 10.000.000 – 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà tiếp tục vi phạm hành vi mới thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tiếp tục lập biên bản vi phạm mới, bị tạm giữ một trong các loại giấy tờ còn lại hoặc sẽ bị tạm giữ phương tiện.
3. Xác định thời gian để tính tiền chậm nộp theo quyết định xử phạt:
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính, cách xác định thời gian chậm nộp phạt như sau:
– Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt.
– Trường hợp quyết định xử phạt được gửi thông qua dịch vụ bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt được xác định sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt không có xác nhận ngày giao nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ thông qua hình thức trực tiếp hay bưu chính nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt được xác nhận là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Nếu người nộp phạt chứng minh được ngày nhận quyết định xử phạt mà có cơ sở thì Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà người nộp phạt đã chứng minh.
– Đối với các trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt thì thời điểm xác định tính tiền chậm nộp phạt là thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Xem thêm : Hướng dẫn tổ chức chứng từ thanh toán trong doanh nghiệp
– Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt thì các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt.
4. Thủ tục nộp tiền phạt:
Căn cứ vào Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định:
Đối với cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm mà hình thức xử phạt chỉ áp dụng phạt tiền thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt và và người có thẩm quyền xử phạt gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
Người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ.
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ.
– Các hình thức nộp phạt:
+ Nộp tiền mặt trực tiếp tại nơi được ghi trong quyết định xử phạt là Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản.
+ Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng được ghi trong quyết định xử phạt.
5. Thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông:
Thời hạn có hiệu lực của biên bản vi phạm tại Điều 66, Luật 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
– Thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính nếu thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp cần thiết phải xác minh thêm tình tiết để có căn cứ ra quyết định xử phạt thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày;
– Thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan;
– Thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với vụ việc thuộc trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
Như vậy, tùy tính chất và mức độ lỗi vi phạm thời hạn hiệu lực của biên bản vi phạm giao thông dao động từ 7 ngày đến 2 tháng và trong thời hạn này cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để ra quyết định xử phạt đối với người vi phạm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp