Lỗi đè vạch là gì? Nhận biết một số loại vạch kẻ đường phổ biến
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không giải thích thế nào là lỗi đè vạch. Tuy nhiên Luật này cũng nhấn mạnh, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có vạch kẻ đường.
Thực tế có thể hiểu đơn giản, lỗi đè vạch là lỗi được xác định khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà để bánh xe đè lên hoặc lấn sang các loại vạch kẻ đường không được phép cắt qua.
Bạn đang xem: Vi phạm lỗi đè vạch: Ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay, theo phụ lục G của QCVN 41:2019/BGTVT, các loại vạch kẻ đường được chia làm 04 nhóm:
– Vạch dọc đường.
– Vạch ngang đường.
– Vạch đứng.
– Các loại vạch kẻ đường khác.
Dưới đây là một số vạch kẻ đường phổ biến mà người tham gia giao thông không được phép cắt qua.
– Vạch 1.2 (vạch đơn, nét liền): Phân chia hai chiều xe chạy. Xe không được lấn làn, đè lên vạch.
– Vạch 1.3 (nét liền và là vạch kẻ đôi): Phân chia hai chiều của xe chạy. Người đi xe không được đè lên vạch và không được lấn làn
– Vạch 1.4 (vạch đôi, gồm 1 vạch được kẻ bằng nét đứt và một vạch kẻ bằng nét liền): Phân chia hai chiều của xe chạy. Xe trên làn đường mà tiếp giáp với vạch nét đứt thì được cắt qua. Xe trên làn tiếp giáp với làn kẻ nét liền không được đè vạch, không được lấn làn.
– Vạch 2.2 (vạch đơn, nét liền): Phân chia các làn xe cùng chiều. Xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, không được đè lên vạch.
– Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường được dành riêng/ưu tiên.
+ Vạch nét liền: Các xe khác không đi vào làn xe này.
+ Vạch nét đứt: Các xe khác được dùng làn đường này nhưng phải nhường cho các xe được ưu tiên.
– Vạch 2.4 (vạch kép có một vạch nét đứt và một vạch nét liền): Vạch phân chia các làn xe cùng chiều. Xe đi ở làn tiếp giáp với vạch đứt được cắt qua nếu cần thiết, xe đi ở làn tiếp giáp với vạch liền không được đè vạch và lấn làn bên kia.
Xem thêm : So sánh thông dịch và biên dịch – khác và giống thế nào?
– Vạch 4.1 (các vạch liền nét, màu trắng vẽ song song, nghiêng 135o ngược chiều kim đồng hồ): Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo. Các phương tiện phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.
– Vạch 4.2 (vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, nghiêng 135o, dạng chữ V): Không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.
Lỗi đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền?
Người điều khiển phương tiện chủ yếu mắc lỗi đè vạch trong các trường hợp sau đây:
– Đè vạch liền đường hai chiều
– Đè vạch liền trên cầu
– Đè vạch xương cá
– Đè vạch khi dừng đèn đỏ…
Những lỗi này đều được xếp vào nhóm hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” để xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Theo đó, người người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt như sau:
Phương tiện
Mức phạt
Phạt tiền
Phạt bổ sung
Ô tô
300.000 – 400.000 đồng
(Điểm a khoản 1 Điều 5)
Đè vạch gây tai nạn: Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Xem thêm : Người ốm có nên uống nước dừa? Những đối tượng cần lưu ý khi uống nước dừa?
(Điểm c khoản 11 Điều 5)
Xe máy
100.000 – 200.000 đồng
(Điểm a khoản 1 Điều 6)
Đè vạch gây tai nạn: Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
(Điểm c khoản 10 Điều 6)
Máy kéo, xe máy chuyên dùng
100.000 – 200.000 đồng
(Điểm a khoản 1 Điều 7)
Đè vạch gây tai nạn: Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng
(Điểm b khoản 10 Điều 7)
Xe đạp, xe đạp máy
80.000 – 100.000 đồng
(Điểm c khoản 1 Điều 8)
Không quy định
Trên đây là chi tiết mức phạt lỗi đè vạch. Nếu bị Cảnh sát giao thông xử phạt không đúng quy định, bạn đọc gọi đến tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn cụ thể.
>> Phân biệt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp