Lợi ích cổ đông không kiểm soát là một thuật ngữ thường được nhắc đến trên Báo cáo tài chính hợp nhất của các Tập đoàn. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa nắm được về khái niệm này.
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Lợi ích của cổ đông không kiểm soát là gì? Cách tách Lợi ích cổ đông không kiểm soát và phương pháp kế toán Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
Bạn đang xem: Lợi ích cổ đông không kiểm soát là gì? Cách tính và Phương pháp kế toán
- Xem thêm: Mẫu Báo cáo tài chính hợp nhất mới nhất
- Xem thêm: Ví dụ về lập báo cáo tài chính hợp nhất
- Xem thêm: Hướng dẫn cách lập Báo cáo tài chính hợp nhất
I. Cổ đông không kiểm soát là gì?
Cổ đông không kiểm soát là cổ đông không có quyền kiểm soát công ty con (trước đây gọi là cổ đông thiểu số).
II. Lợi ích cổ đông không kiểm soát là gì?
Lợi ích cổ đông không kiểm soát tiếng Anh là: Non-controlling shareholder interests
Lợi ích của cổ đông không kiểm soát, trước đây theo VAS 25, còn được gọi là Lợi ích của cổ đông thiểu số.
Lợi ích cổ đông không kiểm soát là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con.
Khoản mục này chỉ xuất hiện trên Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, mà không xuất hiện trên Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ, hoặc Báo cáo tài chính của Công ty con.
Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được trình bày Báo cáo như sau:
- Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất – Mã số 62: Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
- Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất – Mã số 429 –Lợi ích của cổ đông không kiểm soát thuộcVốn chủ sở hữu
III. Nguyên tắc xác định giá trị và tách lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ
1. Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị hợp lý của tài sản thuần của các Công ty con được xác định và trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt thuộc phần vốn chủ sở hữu. Giá trị lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị tài sản thuần của các Công ty con hợp nhất, gồm:
– Lợi ích cổ đông không kiểm soát tại ngày mua được xác định theo giá trị hợp lý tài sản thuần của công ty con tại ngày mua;
– Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày mua đến đầu kỳ báo cáo;
– Lợi ích cổ đông không kiểm soát trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát sinh trong kỳ báo cáo.
2. Các khoản lỗ phát sinh tại công ty con phải được phân bổ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát, kể cả trường hợp số lỗ đó lớn hơn phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong tài sản thuần của công ty con.
3. Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định và trình bày riêng biệt trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát”. Lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi ích cổ đông không kiểm soát và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các công ty con. Thu nhập của cổ đông không kiểm soát trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con được phản ánh trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát – Mã số 62”.
4. Khi xác định giá trị phần lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ phải loại trừ ảnh hưởng của:
– Cổ tức ưu đãi phải trả;
– Quỹ khen thưởng phúc lợi phải trích lập trong kỳ.
5. Ngoài những quy định từ khoản 1 đến khoản 4 đã nêu ở trên, lợi ích cổ đông không kiểm soát còn bị ảnh hưởng bởi các giao dịch nội bộ khác.
IV. Phương pháp kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con tại thời điểm cuối kỳ
1. Phương pháp 1:
Xem thêm : Con số may mắn hôm nay 12 cung hoàng đạo ngày 14/3/2024
Lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ = Lợi ích cổ đông không kiểm soát đầu kỳ + Lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ
– Căn cứ vào lợi ích cổ đông không kiểm soát đã được xác định tại ngày đầu kỳ báo cáo, ghi:
a) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát (Lợi ích của cổ đông thiểu số) tại ngày đầu kỳ báo cáo
Nợ: các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu
Có: Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các khoản mục đó như trong bút toán trên.
– Trường hợp tại thời điểm mua giá trị hợp lý của tài sản thuần tại các công ty con không bằng với giá trị ghi sổ của nó thì kế toán phải lập bút toán điều chỉnh theo quy định tại mục 1 Chương này để ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả thuộc sở hữu của cổ đông không kiểm soát.
b) Ghi nhận lợi ích cổ đông không kiểm soát từ kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
– Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm có lãi, kế toán xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát trong thu nhập sau thuế của công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
– Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm lỗ, kế toán xác định số lỗ cổ đông không kiểm soát phải gánh chịu trong tổng số lỗ của công ty con phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
– Trường hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, kế toán ghi:
Nợ các Quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (chi tiết từng Quỹ)
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước.
– Trường hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông, kế toán căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông không kiểm soát ghi:
Nợ Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Xem thêm : Cách dùng kem chống nắng ‘chuẩn không cần chỉnh’ để ngừa nám, lão hóa
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước
(chi tiết lợi nhuận kỳ trước hoặc kỳ này).
2. Phương pháp 2: Áp dụng trong trường hợp trong kỳ không có các giao dịch theo chiều ngược (công ty con không phải là bên bán) và công ty con không thu được các khoản cổ tức từ các đơn vị trong nội bộ tập đoàn.
a) Giá trị phần lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ trong giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con (ngoài phần sở hữu trong chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần tại ngày mua) được xác định theo công thức sau:
Lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ = Vốn chủ sở hữu của công ty con tại thời điểm cuối kỳ x Tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát tại thời điểm cuối kỳ
b) Do lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ được tách từ vốn chủ của công ty con cuối kỳ nên các bút toán điều chỉnh khi công ty con trích lập các quỹ và trả cổ tức cho cổ đông không kiểm soát không được tiếp tục thực hiện.
c) Để tách riêng giá trị khoản mục “Lợi ích cổ đông không kiểm soát” trong tài sản thuần của công ty con trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải điều chỉnh giảm các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu như “Vốn đầu tư của chủ sở hữu”, “Quỹ đầu tư phát triển”, “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”,… và điều chỉnh tăng khoản mục “Lợi ích cổ đông không kiểm soát” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.b) Do lợi ích cổ đông không kiểm soát cuối kỳ được tách từ vốn chủ của công ty con cuối kỳ nên các bút toán điều chỉnh khi công ty con trích lập các quỹ và trả cổ tức cho cổ đông không kiểm soát không được tiếp tục thực hiện.
d) Căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của từng công ty con cuối kỳ, kế toán tách lợi ích cổ đông không kiểm soát tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, ghi:
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
….
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát.
Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của công ty con tại ngày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các khoản mục đó như trong bút toán trên.
Qua bài viết này, Kiểm toán Thành Nam sẽ chia sẻ đến bạn đọc: Lợi ích của cổ đông không kiểm soát (Lợi ích của cổ đông thiểu số) là gì? Cách tách Lợi ích cổ đông không kiểm soát và phương pháp kế toán Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.
Nếu các bạn đọc có câu hỏi gì, hãy để ở dưới phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của Kiểm toán Thành Nam luôn sẵn sàng để hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc từ phía độc giả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp