Lỗi quá khổ chiều cao xử lý như thế nào

Xe quá khổ là gì?

Theo Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:

– Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;

– Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

– Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).

Đối với xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước tối đa cho phép như quy định trên khi tham gia giao thông trên đường bộ được coi là xe quá khổ giới hạn.

Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện chỉ được lưu hành xe quá khổ giới hạn trên đường bộ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy phép lưu hành xe quá khổ giới hạn do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

– Phải có đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm trong vận chuyển và giám sát, kiểm tra theo quy trình bài bản, chất lượng.

– Một số loại hàng hóa thường bị quá tải khi vận chuyển mà bạn cần lưu ý có thể kể đến như: hàng dự án, sắt thép dài, bồn vệ sinh công nghiệp, ống thiết bị lớn. Kiểm tra kỹ những mặt hàng này để tránh quá tải gây mất an toàn giao thông.

– Bạn cần ý thức việc vận chuyển hàng quá khổ khó hơn so với thông thường rất nhiều. Do đó bạn cần kết hợp nhiều loại phương tiện để khiến công việc này dễ dàng hơn.

– Mọi Phương tiện, thiết bị đều phải có giấy cấp phép và kiểm định mới lưu thông được, nếu không sẽ bị bắt giữ do vi phạm quy định giao thông.

– Tất cả điều có giấy phép sử dụng đường bộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Các hành vi chở quá khổ giới hạn khác đều sẽ bị xử phạt.

Quy định về khổ giới hạn chiều cao đường bộ hiện hành

Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 và điểm b khoản 2 Điều 18 Thông tư 46/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Khổ giới hạn của đường bộ

  1. Khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ là 4,75 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II, III và 4,5 mét đối với đường cấp IV trở xuống.

Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

  1. Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá chiều cao quy định dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:a) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;

    b) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;

    c) Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.

  2. Xe chuyên dùng và xe chở container: chiều cao xếp hàng hóa tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên không quá 4,35 mét.”

Theo đó, khổ giới hạn về chiều cao của đường bộ đối với đường cao tốc, đường cấp I,II,III là 4,75 mét và đối với đường cấp IV là 4,5 mét. Bên cạnh đó, đối với từng loại phương tiện lại có quy định cụ thể về chiều cao xếp hàng hóa tương ứng.

Lỗi quá khổ chiều cao

Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

Pháp luật giao thông đường bộ là một lĩnh vực pháp luật đặc thù. Các quy định của pháp luật giao thông đường bộ thay đổi liên tục, các mức xử phạt áp dụng cho các trường hợp lỗi vi phạm cũng được thay đổi liên tục. Dưới đây là tóm lược cơ bản nhất của chúng tôi về mức xử phạt đối với lỗi chở hàng quá tải theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ Việt Nam.

Theo Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về việc Lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ như sau

  1. Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
  2. Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:a) Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

    b) Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

  3. Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

Lỗi quá khổ chiều cao bị phạt thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 4, khoản 9 Điều 24 và điểm c khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

  1. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 24 Nghị định này; ”

Như vậy theo quy định trên nếu bạn vi phạm quy định về chiều cao xếp hàng hóa đối với xe tải thì bạn sẽ có mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Còn đối với chủ phương tiện thì sẽ bị xử phạt với mức 4.000.000 – 6.000.000 đồng nếu là cá nhân và 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu là tổ chức.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện chở hàng hóa quá khổ mà gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.

Chi tiết xin liên hệ:

Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội

Điện thoại: 0866 222 823

Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com

Website: https://luatthaiduonghanoi.com

Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi

Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội