Theo Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008 nêu quy tắc chung: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Nguyên tắc hoạt động của an ninh quốc gia như thế nào?
- Tổng hợp ca dao, tục ngữ về tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng
- Mặt lệch bên trái: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục
- Thuyết vạn vật hấp dẫn là gì? Thuyết vạn vật hấp dẫn là phát minh của ai?
- Nguyên tắc phát hành và in tiền theo pháp luật hiện hành [2024]
Như vậy, người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện lưu thông trên các tuyến đường phải nghiêm túc chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, cụ thể là đèn tín hiệu giao thông.
Bạn đang xem: Xe ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Hơn nữa, tại điểm a Khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng nêu rõ người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt nếu như: “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”. Vì vậy, trong trường hợp vượt đè đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Xem thêm : Ngày 2/12 là ngày gì? Các sự kiện diễn ra vào ngày 2/12
Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung. Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5, xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người lái sẽ bị tước giấy phép từ 2 – 4 tháng.
Theo khoản 1 và 2 Điều 6 của Thông tư số 153/2011/TT-BTC, quy định về thủ tục thu và nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt, cá nhân hoặc tổ chức bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với cơ quan xử lý vi phạm.
Cùng đó, người bị xử lý cũng có quyền tố cáo các hành vi vi phạm trong việc xử lý hành chính. Trong trường hợp khiếu nại được thông qua, thời gian hoàn trả số tiền phạt là 15 ngày.
Mức phạt vượt đèn đỏ các phương tiện khác
Xem thêm : Cách nấu canh bí đao thịt bằm thơm ngon, ngọt mát cực đơn giản
Đối với các phương tiện giao thông khác như xe máy, xe máy điện, các loại xe 2 bánh tương tự khác mức phạt được quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Ngoài việc bị phạt tiền thì các phương tiện này cũng bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019 như sau: “10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng”.
Do đó các phương tiện này ngoài bị phạt tiền thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp