- Bài 5. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức
- Thời hạn đăng kiểm xe ô tô và thủ tục đăng kiểm mới nhất 2023
- Các công dụng của cây xương sông
- Sinh ngày 16/5 là cung gì? Đặc điểm, tính cách của người sinh ngày 16/5
- Phô mai con bò cười có tác dụng gì? Một ngày nên ăn bao nhiêu miếng – Yến Sành
Tài sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người. Ngoài việc tạo ra giá trị cho gia đình, xã hội thì việc tích lũy tài sản là mục tiêu lớn của đời người. Do đó, việc bị chiếm đoạt mất số tài sản của mình là việc mà chẳng một ai mong muốn.
Bạn đang xem: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích cũng như làm rõ câu hỏi thường gặp hiện nay liên quan tới tài sản: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu bị phạt tù bao nhiêu năm?
Quy định của pháp luật về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Trước khi đi vào trả lời câu hỏi: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu bị phạt tù bao nhiêu năm? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan tới tội danh Tội lừa đảo chiếm đạt tài sản.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm có hai hành vi là lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này đều có quan hệ mật thiết với nhau. Hành vi lừa dối được xem là điều kiện tiên quyết để hành vi chiếm đoạt xảy ra, hành vi chiếm đoạt chính là kết quả, mục đích cuối cùng của hành vi lừa dối.
Căn cứ theo quy định tại Điều 174 – Bộ luật Hình sự năm 2015 Sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể:
Theo quy định của pháp luật hiện hành với câu hỏi: lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu bị phạt tù bao nhiêu năm? Chúng tôi xin phép trả lời rằng Nếu thực hiện hành vi Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên bạn có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Cấu thành của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
– Mặt khác quan của tội phạm:
Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành động “chiếm đoạt” nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây có thể được thể hiện bằng nhiều hành vi và cách thức khác nhau nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Tuy nhiên, hành vi thể hiện thủ đoạn gian dối chỉ là phương thức để người phạm tội thực hiện mục đích của mình là “chiếm đoạt tài sản” chứ không phải là hành vi khách quan. Đối với loại tội này, hành vi chiếm đoạt mới là hành vi khách quan của tội phạm.
Một điểm cần lưu ý là đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì thủ đoạn gian dối của người phạm tội luôn luôn phải có trước khi người bị hại giao tài sản cho người phạm tội. Nếu thủ đoạn gian dối được thực hiện sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm : Con bệnh binh có được miễn học phí không?
Ví dụ: A là bảo vệ làm việc tại Công an phường X. Sau khi biết thông tin B bị tạm giữ do hành vi đánh nhau dẫn đến chết người, A đã chủ động liên hệ với gia đình B tự nhận mình là cán bộ công an đang làm việc tại Công an phường X và hứa sẽ giúp B không bị kết án nếu gia đình B đưa cho A 50.000.000 đồng. Vì lo lắng con mình phải ngồi tù nên gia đình B đã tin tưởng và đưa tiền cho A. Sau khi nhận được tiền, A đã bỏ trốn.
Trong trường hợp này, hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của A thể hiện ở việc A đã lợi dụng tâm lý lo lắng của gia đình B để giả danh cán bộ công an nhằm chiếm đoạt khoản tiền 50.000.000 đồng.
Hậu quả
Mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi gian dối là nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản. Có thể nói thiệt hại về tài sản là căn cứ để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
điều 174 luật hình sự quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 thì phải kèm theo các điều kiện mà Điều này quy định.
Các điều kiện đó bao gồm: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp phải có thiệt hại về tài sản thì mới cấu thành tội phạm.
Đối với một số trường hợp, người phạm tội đã thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng không chiếm đoạt được tài sản đó thì vẫn có thể bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Các trường hợp này thường được áp dụng đối với các hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn như ô tô, máy tính xách tay,…
Ngoài ra, tại khoản 2, 3, 4 Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về các tình tiết tăng nặng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, hay lợi dụng thiên tai, dịch bệnh,… Theo đó, tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà người phạm tội sẽ bị xác định khung hình phạt phù hợp.
– Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tai sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật và tiền.
Điểm khác biệt giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các tội khác như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên đán 2024?
Do đó, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội khác như tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
– Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản điều 174 luật hình sự cũng tương tự đối với các tội xâm phạm sở hữu khác, theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
Quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Bộ luật Hình sự 2015 đã có sự thay đổi so với Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (“Bộ luật Hình sự 1999”). Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 quy định:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Theo quy định trên Điều 139 Bộ luật Hình sự 1999 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối với điều 174 luật hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì chỉ người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu bị phạt tù bao nhiêu năm? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Quý bạn đọc nếu còn vấn đề gì thắc mắc hay chưa hiểu về vấn đề này, Quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp