Thai nhi bị nấc trong bụng mẹ có sao không?
- Hướng dẫn chi tiết cách tắt đồng bộ iCloud trên 2 iPhone dễ dàng
- Tẩy da chết body mịn màng ➡️ Trình tự "chuẩn đét" 4 BƯỚC
- Nguồn lực và động lực tăng trưởng của Việt Nam: Kinh tế số – Từ chính sách ra cuộc sống
- TỪ NĂM 2021 DOANH NGHIỆP CÓ CẦN BÁO TRƯỚC NGÀY HẾT HẠN HỢP ĐỒNG ?
- Phân biệt kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên với đá giả kim cương? Làm sao để biết kim cương tự nhiên đúng chuẩn
Thai nhi nấc cụt nhiều lần trong ngày khiến nhiều mẹ thắc mắc thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Liệt thai nhi bị nấc cụt có mệt không? Theo nghiên cứu, khi còn ở trong bụng mẹ, bé cưng có thể bị nấc thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy bé bị nấc từ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Mỗi bà mẹ sẽ cảm nhận được tiếng nấc của con ở những thời điểm khác nhau. Ngoài ra, có những bé sẽ thường xuyên bị nấc nhưng cũng có bé không bị, do đó, nếu bạn không cảm nhận được tiếng nấc của con thì cũng không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé bị nấc sau tuần thứ 32 của thai kỳ, bạn nên đi khám để kiểm tra thai kỳ, loại trừ những vấn đề cấp tính.
Bạn đang xem: Thai nhi nấc cụt: Lý giải nguyên nhân và cách xử lý
Xem thêm : Sữa Đậu Xanh Bao Nhiêu Calo? Uống Sữa Đậu Xanh Có Mập Không?
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị nấc là do bé chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở. Khi nuốt (hay thở), thai nhi hít vào (hoặc đẩy ra) một ít nước ối. Quá trình này khiến cơ hoành co thắt, dẫn tới nấc. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm, cũng giống như hiện tượng thai máy, hiện tượng thai nhi bị nấc trong bụng mẹ là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng bé nấc không đều cũng không phải điều đáng lo. Một số bé sơ sinh có khá nhiều cơn nấc mỗi ngày cũng không có nghĩa là có vấn đề với thai kỳ của bạn.
Làm sao phân biệt giữa nấc cụt và thai máy?
Làm sao biết thai nhi nấc cụt? Thai nấc và thai máy là hai hiện tượng dễ gây nhầm lẫn bởi cả hai đều làm cho mẹ cảm nhận được thai nhi đạp liên tục trong bụng bầu. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy có sự khác biệt:
- Nhịp điệu: Nếu thai nhi bị nấc, bạn sẽ thấy từng cử động trong bụng có nhịp điệu đều đặn. Còn thai máy thì xảy ra một cách ngẫu nhiên, không theo một chu kỳ nhịp nhàng.
- Thời gian: Mỗi lần bé bị nấc chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút, còn thai máy thì kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ.
- Mức độ: Ở tam cá nguyệt thứ 2, mức độ tác động khi thai máy và khi bé nấc đều khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt lớn. Khi bé nấc, bạn chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng, còn khi thai máy, bé sẽ chuyển động rất mạnh, đôi lúc, bạn còn thấy cả bàn chân, bàn tay của bé nhô ra trên bụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp