Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử lý thế nào?
Lừa đảo là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.
Bạn đang xem: LỪA ĐẢO BAO NHIÊU TIỀN THÌ BỊ ĐI TÙ ?
Để đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như: nói dối; giả mạo giấy tờ; giả danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giả danh người có chức vụ, quyền hạn…
Tùy thuộc vào giá trị tài sản chiếm đoạt được, người có hành vi lừa đảo có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Lừa đảo bao nhiêu tiền thì bị đi tù?
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu giá trị tài sản mà họ chiếm đoạt có trị giá từ 02 đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:
– Đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội: cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cướp giật tài sản; cưỡng đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
Xem thêm : Các loại nước ép để được bao lâu? Cách bảo quản nước ép
– Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Mức phạt của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Khung hình phạt cơ bản của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:
– Phạt tù từ 02 – 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
Xem thêm : Tốc độ tối đa của xe máy, ô tô trong khu dân cư là bao nhiêu?
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
– Phạt tù từ 07 – 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để lừa đảo.
– Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để chiếm đoạt tài sản.
Các hình phạt bổ sung của tội này là: phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Chưa đến mức xử lý hình sự, hành vi lừa đảo bị phạt hành chính bao nhiêu?
Trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự, người thực hiện có thể bị phạt hành chính.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.
Bị người khác lừa đảo, tố cáo thế nào?
Điều 145 Luật tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
- Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Theo quy định trên, người bị lừa đảo chiếm đoạt tài có thể tố giác, báo tin tại cơ quan điều tra Công an cấp huyện hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bị lừa đảo hoặc của người lừa đảo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp