1. Trình bày luận điểm
1 – Thế nào gọi là trình bày luận điểm?
Bạn đang xem: Trình bày luận điểm trong văn nghị luận
Trình bày luận điểm chính là lập luận, là cách trình bày lí lẽ, trình bày luận chứng, cách nêu dẫn chứng. Có nhiều cách trình bày luận điểm.
2 – Trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch
Luận điểm chính là câu chủ đề, đứng đầu đoạn văn.
Ví dụ:
a. “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”.
(Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai)
b. “Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa”.
(Gửi đồng bào Nam Bộ – Hồ Chí Minh)
c. “Phải biết hỏi trong khi học thì mới tích cực và sâu sắc. Hỏi để hiểu sâu hiểu rộng nội dung đang học, để đi tới cùng chân lí. Kiến thức về xã hội nhân văn. về tự nhiên, về khoa học và kĩ thuật là vô cùng rộng lớn bao la. Nhờ biết hỏi mà ta vươn lên không ngừng, mở rộng tầm mắt, tích luỹ được nhiều tri thức mới mẻ. Không thể học một cách thụ động, chỉ biết thầy đọc trò chép, mà phải biết hỏi, đào sâu suy nghĩ về mọi ngóc ngách của vấn đề đang học. Học đâu chỉ giới hạn ở lớp ở trường, trong mấy quyển sách giáo khoa? Hỏi để học ở thầy, ở bạn, ở trong cuộc sống. Biết hỏi mới tiến bộ, tránh giấu dốt!”.
(Học và hỏi – Lê Phan Quỳnh)
Xem thêm : Ngôn ngữ lập trình là gì? Lịch sử phát triển và các loại ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay
2. Trình bày luận điểm theo phương pháp quy nạp
– Luận điểm là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn:
Ví dụ.
a. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
b. “Ở Việt Nam ta có câu tục ngữ “Có thực mới vực được đạo”. Trung Quốc cũng có câu tục ngữ “Dân dĩ thực vi thiên”. Hai câu ấy tuy đơn giản, nhưng rất đúng lẽ.
Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kì quan trọng”.
(Hồ Chí Minh – Tháng 4 năm 1962)
3. Các luận điểm, luận cứ trong một bài văn nghị luận phải được trình bày theo một trật tự, trình tự hợp lí; liên kết với nhau, hô ứng nhau một cách chặt chẽ.
Cách diễn đạt cần trong sáng, mạch lạc. Câu văn cần ngắn gọn, tránh dài dòng lê thê. Giọng văn là điều cần quan tâm đặc biệt. Hoa hoè hoa sói, ngụy biện, suy diễn một chiều, công thức cứng nhắc… sẽ làm cho bài nghị luận nhạt nhẽo. Hiện tượng nói dài, nói dai, nói nhảm, trống rỗng… ta luôn bắt gặp đó đây. Tính thuyết phục của văn nghị luận cần ghi nhớ và coi trọng.
Ví dụ:
“Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Xem thêm : 5 cách làm tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì tự nhiên, hiệu quả nhanh chóng
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Tội ác lớn nhất về kinh tế của thực dân Pháp đối với đất nước ta trong suốt 80 năm trời là luận điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên.
Luận điểm được trình bày bằng 5 luận cứ (mỗi tội ác là một luận cứ) theo một hệ thống, một trật tự rất chặt chẽ. Lí lẽ đanh thép, giọng văn hùng hồn, gây ấn tượng mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục.
Ví dụ:
a. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh; nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy. Vậy nên các đấng thánh đế, minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, tin dùng kẻ sĩ, vun đắp nguyên khí là việc làm trước tiên…”
(Trích Bia Tiến sĩ, Văn miếu Thăng Long)
b. “Khi sống sung túc, phẩm hạnh lớn nhất là sự điều độ, còn khi gặp tai họa, phẩm hạnh lớn nhất là sự kiên cường.
c. Có ba điều dạt tới hạnh phúc: thân xác khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, và trái tim trong sạch”…
(Đô-mát)
Loigiaihay.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp