Hướng dẫn cách cầm máu khi bị chảy máu lưỡi nhanh chóng

Lưỡi là một cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền miệng và ở phía trước hầu. Lưỡi có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm nên khi bị tổn thương thường làm bệnh nhân khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống.

Lưỡi là một trong những bộ phận rất quan trọng của chúng ta

Lưỡi là một trong những bộ phận rất quan trọng của chúng ta​

► Nguyên nhân dẫn đến chảy máu lưỡi

Các bệnh lý ở lưỡi có thể chỉ là những sang thương nhẹ tại chỗ, nhưng cũng có thể do một bệnh lý trầm trọng khác gây nên.

– Lưỡi thường bị tổn thương khi bị chấn thương vùng miệng và mặt, nhất là ở trẻ em do tai nạn, răng quá sắc, do răng giả hay cắn phải trong khi nhai.

– Chấn thương có thể làm cho lưỡi bị rách ít hoặc phức tạp, gây chảy máu nhiều làm mất máu, hay trầm trọng hơn là gây bít tắc đường thở khiến bệnh nhân tử vong. Với những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại, có thể tạo ra những quầng trắng lõm lan tỏa hoặc đưa đến quá sản mô sợi tạo nên polyp biểu mô sợi.

– Bất thường về giải phẫu làm lưỡi thay đổi hình dạng như to lên, dài ra hay bị nứt…

– Nhiễm trùng: Thường do virus, nấm hay vi khuẩn.

– Suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS hoặc dùng corticosteroid lâu ngày…

– Suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin B12 hay Folate…

– Ung thư: Thường gặp là dạng carcinoma tế bào vẩy, hiếm hơn là Lymphoma dạng Non-Hodgkin hay Kaposi’s sarcoma. – Do thuốc như: Thuốc hạ áp, corticosteroid, NSAID…

– Bệnh về máu hay bệnh toàn thân…

► Hướng dẫn cách cầm máu khi bị chảy máu lưỡi hiệu quả

1. Rửa sạch tay. Trước khi chạm vào bên trong miệng, bạn cần dành một phút để rửa sạch tay bằng nước nóng và xà phòng. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay. Mục đích là để ngăn chặn vi trùng từ tay lây lan sang vết thương hở ở lưỡi gây nhiễm trùng.

Các loại virus kháng thuốc cũng có thể gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc với vết thương chảy máu.

rửa sạch tay là rất cần thiết

Rửa sạch tay là rất cần thiết

2. Dùng lực ép. Khi cắn phải lưỡi, có lẽ lúc đầu bạn sẽ bị chảy máu vì lưỡi là nơi tập trung nhiều mạch máu. Lực ép lên vùng tổn thương sẽ làm máu chảy chậm lại và giúp máu đông. Quan trọng là phải hành động ngay sau khi bị thương.

Khi đầu lưỡi bị thương, bạn hãy đẩy lưỡi lên vòm miệng và giữ như vậy từng đợt 5 giây. Bạn cũng có thể dùng lưỡi ép vào phần trong má.

Nếu với tới được vết thương, bạn hãy đặt một viên đá lạnh lên chỗ lưỡi bị cắn. Bạn cũng có thể dùng hàm ếch giữ viên đá và áp lên lưỡi nếu không quá đau. Xê dịch viên đá cho đến khi đá tan. Bạn cũng có thể đặt vải sạch hoặc gạc y tế lên vùng tổn thương và ép nhẹ.

3. Kiểm tra vết thương. Há to miệng và dùng gương để quan sát lưỡi. Nếu máu đã ngừng chảy và vết thương có vẻ nông, bạn có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và vết đứt có vẻ sâu, bạn cần gọi cho nha sĩ và hỏi xem vết thương có cần khâu không.

Trường hợp chảy máu nghiêm trọng cần gọi dịch vụ cấp cứu.

4. Kiểm tra các vết thương khác. Cắn vào lưỡi thường là do chấn thương trong thể thao hoặc tai nạn. Bạn nên kiểm tra phần còn lại trong miệng để xem răng có bị tổn thương hoặc long ra, hoặc lợi bị chảy máu do gãy răng không. Chuyển động hàm lên xuống xem có đau không. Nếu xảy ra một trong những tổn thương như trên, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc nha sĩ.

5. Chườm lạnh. Lưỡi sẽ sưng ngay sau khi bị thương, vì vậy nó sẽ dễ bị cắn lần nữa. Bạn hãy đặt một vật lạnh như viên đá bọc vải sạch lên vết thương. Giữ yên trong 1 phút đến khi thấy tê, sau đó lấy ra. Bạn có thể thực hiện như vậy nhiều lần trong vài ngày.

Chườm lạnh

Chườm lạnh

Nếu người bị thương là trẻ em, có lẽ trẻ sẽ thích một thanh hoa quả đông lạnh để làm tê vết thương.

6. Uống thuốc giảm đau. Chọn loại thuốc kháng viêm mà bạn dung nạp tốt như Advil và uống theo liều lượng được khuyên dùng ngay khi có thể. Thuốc có thể giúp bạn giảm sưng, đồng thời chống cơn đau thường xảy ra ngay sau khi bị thương.

7. Súc miệng bằng nước súc miệng. Nếu có sẵn nước súc miệng, bạn hãy lập tức súc miệng. Điều này giúp làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn cắn phải lưỡi khi đang ăn. Nhổ ra và súc lại lần nữa nếu thấy có máu chảy.

► Một số mẹo làm dịu cơn đau khi chảy máu lưỡi

+ Mật ong: Có vị ngọt ngào và thoa mật ong có thể chữa trị vết cắt trên lưỡi hữu hiệu. Dùng một muỗng mật ong sau bữa ăn để giảm đau ở lưỡi.

+ Dùng muối nở. Trộn một thìa cà phê muối nở với nước cho đến khi thành một hỗn hợp mịn. Nhúng bông gòn vào hỗn hợp và đắp lên vết thương. Muối nở giúp giảm tiết a-xít và vi khuẩn, đồng thời cũng giúp giảm sưng, viêm và đau.

+ Nước: Nên uống nhiều nước vì nước làm sạch vết thương.

Sử dụng mật ong tốt cho vết thương lưỡi

► Thực hiện các biện pháp phòng ngừa

1. Đến nha sĩ. Bạn nên đến nha sĩ ít nhất mỗi năm hai lần để được chăm sóc răng miệng định kỳ. Nếu cần chăm sóc thêm do liên quan đến vấn đề cắn, bạn sẽ phải đến nha sĩ thường xuyên hơn. Một số người đặc biệt có rủi ro cao bị thương trong miệng, chẳng hạn như người có răng sắc hoặc có nhiều lỗ hổng trong răng, dẫn đến răng dễ bị nứt gãy và để lại các cạnh sắc. Nha sĩ sẽ đề nghị các giải pháp chữa trị.

2. Kiểm tra độ khít của hàm răng và lợi. Đảm bảo hàm răng của bạn phải vừa khít với lợi và không lung lay quá nhiều. Hàm răng sắc cạnh cũng không tốt. Bạn nên đến nha sĩ để đảm bảo độ khít của hàm răng nếu bạn đang bị thương do cắn phải.

3. Tránh bị kích ứng từ các dụng cụ răng miệng. Nếu có đeo các dụng cụ răng miệng, bạn cần đảm bảo chúng phải vừa khít trong miệng mà không chuyển động quá nhiều. Hỏi bác sĩ răng hàm mặt về mức độ cử động mà bạn nên chú ý. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh và tránh cắn vào lưỡi.

4. Đeo dụng cụ bảo vệ. Nếu chơi các môn thể thao có độ rủi ro cho răng miệng, bạn cần đeo dụng cụ bảo vệ miệng và/ hoặc mũ bảo hiểm. Các dụng cụ này sẽ giúp ổn định hàm trong trường hợp bị va chạm và giảm khả năng cắn vào lưỡi hoặc các chấn thương khác.

5. Thực hiện biện pháp an toàn khi bị động kinh. Nếu bị mắc chứng động kinh, bạn nên cung cấp các hướng dẫn cho những người xung quanh mình. Việc đặt một vật nào đó vào miệng khi bị co giật gây hại hơn là lợi và có thể dẫn đến các vết thương do bị cắn. Thay vào đó, họ nên gọi cấp cứu và lăn bạn nằm nghiêng cho đến có sự giúp đỡ y tế.

♦ Lời khuyên

+ Nhanh chóng liên lạc với nha sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn không bớt đau hoặc không có cải thiện sau 1 tuần, nếu vết thương xấu đi và có mùi lạ hoặc nếu bạn bị sốt.

+ Giữ vệ sinh răng miệng. Tiếp tục đánh răng 3 lần một ngày bằng bàn chải mềm. Cẩn thận đừng chạm vào vết thương.

+ Nhai thức ăn chậm rãi, không uống rượu và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá (như thuốc hút hoặc nhai) vì chúng sẽ gây kích ứng và làm chậm quá trình chữa lành.

+ Tránh ăn các thức ăn quá cay và nhiều gia vị cũng như thức uống có tính a-xít vì chúng gây kích ứng vết thương và khiến bạn khó chịu. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã biết được cách cầm máu khi bị chảy máu lưỡi một cách an toàn và hiệu quả. Chúc các bạn sớm lành vết thương, cảm ơn các bạn đã quan tâm. _____________________________________ Bài liên quan: >>> Tất tần tật cách chữa mụn nhọt nhanh nhất không đau, không để lại sẹo >>> Đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy xử lý như thế nào? >>> Hướng dẫn cách chữa kiến ba khoang đốt,cực kì hiệu quả không để lại sẹo