Khâu thẩm mỹ là phương pháp khâu bằng chỉ tự tiêu hoặc không tiêu giúp làm giảm, thậm chí có khả năng loại bỏ hoàn toàn nguy cơ để lại sẹo cho những bệnh nhân có vết thương hở hoặc vết mổ sau phẫu thuật. Vậy thì phương pháp khâu thẩm mỹ là gì và được thực hiện như thế nào?
1/ Khâu thẩm mỹ là gì?
Trong y khoa, khâu vết thương là phương pháp được áp dụng để điều trị cho các bệnh nhân có vết thương hở lớn hay vết mổ sau khi tiến hành phẫu thuật. Bằng phương pháp này, miệng vết thương được đóng sát giúp thúc đẩy quá trình tái tạo và liền da, đồng thời hạn chế khả năng vết thương bị rách, mở rộng hoặc bị nhiễm trùng.
Bạn đang xem: Khâu thẩm mỹ là gì? Cách khâu, chăm sóc vết thương thẩm mỹ
Cùng với sự phát triển của y học, quá trình điều trị các vết thương hở không chỉ dừng lại ở các tiêu chuẩn về an toàn, tiêu chuẩn về chữa trị trong y tế mà việc khâu vết thương còn được xem xét trên phương diện thẩm mỹ. Điều này có nghĩa là việc khâu vết thương cần được thực hiện cẩn trọng, đồng thời, các phương pháp giúp vết thương lành nhanh, ít để lại sẹo, không gây ra sẹo xấu, sẹo lồi sẽ được ưu tiên ứng dụng.
Phương pháp khâu thẩm mỹ được thực hiện bằng các mũi khâu trong da. Bác sĩ sẽ tiến hành các mũi khâu liên tục ở lớp bì, ngay dưới lớp biểu bì da. Với phương pháp này, các vết chỉ khâu không lộ rõ, thường chỉ có một đầu chỉ thắt nút to được neo ở đầu vết mổ. Do đó, vết thương thường lành nhanh và hầu như không để lại sẹo trên bề mặt da.
Tuy nhiên, chúng ta không thể áp dụng khâu thẩm mỹ trong mọi trường hợp. Phương pháp này chỉ thích hợp với những vết mổ, vết thương sạch ở các vùng không bị căng, co kéo nhiều như vùng bụng, vùng mặt hay vùng bẹn…
Ngoài ra, cần lưu ý rằng ngay cả áp dụng khâu thẩm mỹ, bệnh nhân vẫn nên sử dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm sóc vết thương cẩn thận. Nếu quá trình chăm sóc hậu phẫu không được chú trọng thì vết thương hoàn toàn có thể để lại sẹo.
2/ Các loại khâu thẩm mỹ
Khâu thẩm mỹ vùng mặt
Xem thêm : Giải mã thắc mắc 2002 bao nhiêu tuổi và “tất tần tật” thông tin thú vị về tuổi này
Khâu thẩm mỹ vùng mặt dùng cho các vết thương trên mặt, các vết phẫu thuật điều trị y tế và trong các trường hợp phẫu thuật thẩm mỹ. Vì nhu cầu thẩm mỹ cộng thêm đặc trưng vùng da trên mặt ít bị co kéo nên phương pháp khâu thẩm mỹ đặc biệt phù hợp, giúp loại bỏ khả năng để lại sẹo trên gương mặt của bệnh nhân sau khi bình phục hoàn toàn.
Khâu thẩm mỹ cho vết thương, vết phẫu thuật khác
Đối với các vết thương, vết phẫu thuật ở những vị trí khác trên cơ thể cần dựa vào tình huống thực tế của vết thương để cân nhắc đến phương án khâu thẩm mỹ.
Khâu vết thương thường được chỉ định cho các vết thương mở dài hơn 1.5 cm hoặc rộng 0.5 cm. Nếu vết thương sạch, không có dấu hiệu nhiễm trùng hay bất thường khác, vị trí da không dễ bị căng, ít co kéo thì có thể khâu thẩm mỹ để tránh sẹo xấu. Ngược lại, khi có dấu hiệu bất thường thì nên ưu tiên phương án điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng, giúp vết thương, vết mổ mau lành.
3/ Các loại chỉ khâu dùng trong khâu thẩm mỹ
Chỉ phẫu thuật tự tiêu
- Chỉ TRUSTIGUT® (Chỉ Catgut): Từ Catgut xuất phát từ chữ Kitgut – là một loại nhạc cụ có dây (còn gọi là đàn Kitte), nếu dịch sát nghĩa thì từ catgut thường bị nhầm là chỉ ruột mèo. Thực tế, chỉ khâu y tế Catgut phổ biến trên thị trường chủ yếu được làm từ collagen thanh mạc ruột bò là tốt nhất vì có sức căng vượt trội, sợi mềm mịn, dễ uốn hơn hẳn các loại chỉ làm từ ruột hay niêm mạc động vật khác như cừu hoặc dê. Chỉ tan nhanh Plain Catgut (có màu vàng nhạt) có khả năng tự tiêu trong vòng 1 tuần. Nếu sợi chỉ được phủ thêm muối chrome (chromium salt), còn gọi là chỉ tan chậm Chromic Catgut (có màu nâu đậm) thì thời gian tự tiêu được kéo dài từ 2-3 tuần. Khi sử dụng chỉ Catgut, bệnh nhân không cần cắt chỉ vết mổ và rất ít trường hợp để lại sẹo ở vị trí khâu. Ngày nay, chỉ TRUSTIGUT® – Catgut dần được thay thế bằng các loại chỉ tự tiêu (absorbable sutures) tổng hợp từ polymer có khả năng tương thích sinh học cao cùng với thời gian tan ổn định, thích ứng với mọi cơ địa như chỉ TRUSTISORB® – Polyglecaprone 25 hoặc CARESORB® – Polyglactin 910
- Chỉ CARESYN® (Chỉ Polyglycolic Acid): là chỉ đa sợi bện tổng hợp, giữ vết khâu tốt trong vòng 30 ngày, tự tiêu hoàn toàn trong 60-90 ngày kể từ thời điểm khâu vết thương. Vì chỉ không chứa collagen và kháng nguyên nên thường ít gây ra các phản ứng trong tổ chức.
- Chỉ CARESORB® (Chỉ Polyglactin 910 Suture tương đương chỉ VICRYL): là phiên bản mới hơn và có thể thay thế hoàn toàn chỉ Polyglycolic Acid (PGA) truyền thống được phát minh lần đầu bởi công ty Davis & Geck vào thập niên 1970 với tên thương mại là chỉ Dexon. Chỉ Polyglactin 910 (gồm 90% Polyglycolic Acid và 10% Lactide Acid) có tính năng kỹ thuật và chỉ định sử dụng tương tự như chỉ Dexon hoặc Safil với 100% Polyglycolic Acid. Chỉ CARESORB® – Polyglactin 910 là chỉ đa sợi bện tổng hợp, giữ vết khâu tốt trong vòng 30 ngày, tự tiêu hoàn toàn trong 56-70 ngày kể từ thời điểm khâu vết thương. Chỉ Polyglactin 910 có thời gian tan hoàn toàn nhanh và tối ưu hơn so với chỉ Polyglycolic Acid, đồng thời có lớp phủ bề mặt sợi chỉ ít trơn nên dễ thao tác hơn.
Ngày nay, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường có xu hướng sử dụng chỉ tự tiêu tổng hợp đơn sợi thay cho chỉ đa sợi do chỉ có độ an toàn và tương thích sinh học cao hơn đáng kể, không gây kích ứng hoặc ở mức tối thiểu như chỉ PROTISORB® – Polydioxanone (PDO), Polyglecaprone-Polycaprolactone (PGC-PCL)… Các loại chỉ đơn sợi này còn được dùng để cấy chỉ thẩm mỹ giúp tăng sinh collagen, nâng cơ, nâng mũi, căng da mặt….
Chỉ không tiêu
- Chỉ tơ tằm CARESILK® (Chỉ Silk): Chỉ tơ (còn gọi là chỉ lụa – Silk) là chỉ làm từ protein lấy từ kén tằm Bombyx Mori. Sợi chỉ thường được nhuộm màu đen và xử lý bằng silicon hoặc wax để tăng độ trơn và giảm hiện tượng mao dẫn (tức hiện tượng chất lỏng hoặc vi khuẩn lưu trú ở những kẽ hở của sợi chỉ dạng bện hoặc xoắn, dễ gây nhiễm trùng) trước khi sử dụng để khâu vết thương. Chỉ có độ dai cao, dễ thao tác, đặc biệt dễ thắt nút trong quá trình thực hiện khâu vết thương, vết phẫu thuật.
- Chỉ CARELON® (Chỉ Nylon): Chỉ Nylon thường dùng là chỉ đơn sợi làm từ nhựa tổng hợp Polyamide 6-6.6 có kết cấu bền dai, bề mặt trơn láng nên chỉ có thể xuyên qua mô dễ dàng, ít gây tổn thương, tuy nhiên thao tác khâu và buộc chỉ Nylon thường khó thực hiện hơn do tính chất sợi chỉ cứng và trơn hơn chỉ Silk. Chỉ Nylon được dùng nhiều nhất để khâu da thẩm mỹ, nhấn mí…
- Chỉ TRUSTILENE® (Chỉ Polypropylene): Chỉ Polypropylene (gọi tắt Prolene) là chỉ đơn sợi trông tựa như chỉ Nylon vì có màu xanh dương, tuy nhiên, loại chỉ này được làm từ chất liệu nhựa PP cao cấp, có tính trơ không bị suy giảm lực căng theo thời gian như chỉ Nylon, có khả năng tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể mà không gây phản ứng nên chỉ còn được dùng trong phẫu thuật van tim, khâu mạch máu… vì vậy chỉ Polypropylene thường có giá thành đắt nhất trong các loại chỉ không tiêu.
- Chỉ PROTIBOND® (Chỉ Polyester): Chỉ Polyester là chỉ đa sợi có độ dai và lực căng vượt trội hơn so với chỉ Silk. Sợi chỉ thường được phủ bằng teflon, silicone hoặc polybutilate để tránh tác động, kích ứng đến các tổ chức xung quanh vết khâu, đồng thời tạo độ trơn cho sợi chỉ dễ xuyên qua mô. Khi thao tác với chỉ Polyester, phẫu thuật viên cần thắt nút 4-5 lần để đảm bảo sợi chỉ khâu không bị tuột. Tương tự như chỉ Polypropylene, chỉ Polyester có tính trơ và độ tương thích sinh học rất cao.
4/ Cách khâu vết thương thẩm mỹ
Nguyên tắc thực hiện
Tiến hành khâu theo từng lớp giải phẫu học: cân – cân, cơ – cơ, mô dưới da – mô dưới da, da – da. Bằng việc khâu đúng lớp, các khoảng chết dưới đường khâu sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Hai mép da cần được ráp đúng vị trí, khớp và khép kín với nhau, không làm các lớp bị lộn ra hoặc quặp vào trong. Sau khi khâu, hai bờ mép vết thương, vết mổ phải đồng đều, không so le.
Xem thêm : Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Siết chỉ với lực vừa đủ để khép hai mép da. Tránh siết chỉ quá lỏng khiến vết thương vẫn bị hở hoặc siết quá chặt dễ gây tụ máu và để lại sẹo.
Chuẩn bị dụng cụ khâu thẩm mỹ
- Chỉ khâu: Có hai lựa chọn cơ bản là chỉ tự tiêu và chỉ không tiêu, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng nên tùy theo nhu cầu, loại phẫu thuật và vị trí phẫu thuật để lựa chọn loại chỉ tương ứng. Kích cỡ đường kính sợi chỉ thường dùng là chỉ số 3/0, nếu ở vùng mặt có thể dùng sợi chỉ nhỏ hơn từ số 4/0 đến 6/0.
- Kim: Nên sử dụng kim tam giác (mũi kim Ultraglyde) có phủ silicon XtraCoat vì kim này có đầu và thân kim vát nhọn với tỉ lệ hình học đặc biệt, có tính xuyên cắt tốt, phù hợp với đặc điểm của mô da.
- Kẹp phẫu tích có mấu (kẹp da): Loại kẹp có hình dạng giống nhíp, thường được sử dụng cùng kẹp mang kim, dùng để giữ kim, kẹp giữ da và mô.
- Kẹp mang kim: Loại kẹp có phần thân cứng hẹp dài, phần đầu có nhiều răng mịn đan chéo dùng để giữ kim khâu.
Tiến hành khâu
Có thể thực hiện khâu bằng các mũi khâu cơ bản khác nhau. Cần đánh giá các yếu tố về vị trí, tính thẩm mỹ, đặc trưng vết thương, vết phẫu thuật để canh khoảng cách giữa các mũi khâu trong khoảng 1 – 10 mm, miễn là đảm bảo không có khoảng hở.
Trong quá trình thực hiện, tay trái dùng kẹp phẫu tích để giữ mép da tại vị trí khâu, tay phải cầm kẹp mang kim để thực hiện thao tác.
Các loại mũi khâu:
- Mũi khâu rời: Sau khi thực hiện mỗi mũi khâu, chỉ sẽ được buộc lại và cắt gọn. Các mũi khâu không ảnh hưởng đến nhau.
- Mũi khâu liên tục: Sau khi thực hiện mũi khâu đầu tiên, cột chỉ nhưng không cắt, giữ chỉ để thực hiện tiếp các mũi khâu tiếp theo. Thắt chỉ lại một lần nữa khi kết thúc các vết khâu.
- Mũi khâu đệm ngang: Thực hiện xuyên mũi kim qua hai bờ da như khâu rời, sau đó khâu thêm một mũi sát hai phía mép da theo chiều ngược lại. Mũi khâu đệm cũng thường được gọi là xa xa gần gần để mô tả cách đi các mũi khâu. Phương pháp này phù hợp với những người có da mỏng, bị chùng hoặc nhão.
- Mũi khâu trong da: Thực hiện như mũi khâu liên tục nhưng ở lớp bì ngay sát lớp biểu bì của da. Chỉ khâu được thắt ở một đầu vết thương, vết mổ; sau đó luồn xuống bên dưới để khâu khép kín. Đây chính là mũi khâu được sử dụng phổ biến nhất đối với phương pháp khâu thẩm mỹ.
- Sử dụng phương pháp dán: Ở phương pháp này, có thể tiến hành khâu các lớp dưới da bằng kỹ thuật khâu vắt, riêng với lớp da ngoài cùng sẽ dùng băng dính hoặc keo dán sinh học (loại được dùng trong y tế) để đóng miệng vết thương.
Tiến hành cột chỉ sau khi hoàn thành các mũi khâu. Nguyên tắc cột chỉ là luôn sử dụng kẹp ở giữa, trên sợi chỉ, buộc đúng chiều để tạo thành nút vuông. Nút thắt sau đó sẽ nằm lệch sang một phía so với đường khâu.
5/ Chăm sóc vết khâu thẩm mỹ
Những việc nên làm
- Vệ sinh, thay băng vết thương theo chỉ định của bác sĩ, tránh để vết thương dính nước;
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng các loại thực phẩm chức năng nhiều protein để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi, bổ sung đầy đủ các loại vitamin, chất sắt, chất khoáng…
- Vận động phù hợp, sử dụng các bộ đồ thoáng mát, sạch sẽ.
Những việc nên tránh
- Tránh sử dụng các chất kích thích bao gồm cả bia rượu, thuốc lá, cà phê…
- Tránh để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp lên vùng bị thương vì ánh nắng có thể làm gia tăng sắc tố melanin hình thành sẹo thâm
- Tránh vận động mạnh hoặc khiến vết thương bị tác động lực mạnh từ bên ngoài làm vết khâu bị nứt, rách.
Hy vọng bài viết của CPT Medical đã giúp các bạn có thêm kiến thức và cách chăm sóc vết thương và sức khỏe sau một ca phẫu thuật với phương pháp khâu thẩm mỹ, đồng thời hiểu được các loại chỉ khâu chuyên dùng cho thẩm mỹ để có sự lựa chọn phù hợp nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp