Dù đã có nhiều kiến nghị nhưng quy định về thuế thu nhập cá nhân vẫn chưa thay đổi. Do đó trong năm 2023, người lao động vẫn phải đóng thuế theo như các năm vừa qua.
Cá nhân nào phải đóng thuế thu nhập?
Theo quy định hiện nay, tiền lương, tiền công là 1 trong 10 loại thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân (bên cạnh các thu nhập từ kinh doanh, đầu tư vốn, chuyển nhượng bất động sản, bản quyền…).
Bạn đang xem: Làm lương bao nhiêu mỗi tháng phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Chỉ những cá nhân có tổng thu nhập trong một năm cao hơn số giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc (nếu có) thì mới đóng thuế. Nếu thu nhập trong cả năm thấp hơn số tiền được giảm trừ thì không phải đóng thuế.
Cụ thể, mức giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân người lao động là 11 triệu đồng/tháng, tương đương 132 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng, tương ứng 52,8 triệu đồng/năm. Nếu bản thân có 2 người phụ thuộc thì sẽ được khấu trừ tương ứng 8,8 triệu đồng/tháng, tương ứng 105,6 triệu đồng/năm.
Xem thêm : 12 quán ăn trưa ngon, rẻ ở Hà Nội
Như vậy, trong trường hợp người lao động có 1 người phụ thuộc tương đương mức lương trên 15,4 triệu đồng/tháng (sau khi đã được trừ các khoản bảo hiểm) mới phải nộp thuế. Nếu có 2 người phụ thuộc tương đương mức lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
Đồng thời, quy định thuế suất tính thuế thu nhập cá nhân hiện áp dụng theo biểu thuế lũy tiến gồm 7 bậc (như bảng bên dưới).
Số thuế phải đóng là bao nhiêu?
Bộ Tài chính đã nêu ví dụ cụ thể cho thấy, một người đi làm nhận tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng và có 1 người phụ thuộc, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Vì bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) là 1,785 triệu đồng (17 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh 15,4 triệu đồng (11 triệu cho bản thân + 4,4 triệu cho người phụ thuộc), tổng cộng 17,2 triệu đồng, cao hơn mức lương nhận được.
Nếu người này có thu nhập 18 triệu đồng/tháng, trừ 10,5% bảo hiểm 1,89 triệu, mức giảm trừ gia cảnh 15,4 triệu, thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân: (18 triệu – 1, 89 triệu – 15,4 triệu) x 5% = 35.000 đồng/tháng.
Xem thêm : Giá tiêu hôm nay 10/5/2023: Tiếp tục đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp
Trường hợp cá nhân có 2 người phụ thuộc, cách tính như sau:
– Thu nhập tiền lương, tiền công 22 triệu đồng/tháng, nếu trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… thì người này không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Vì bảo hiểm bắt buộc 10,5% (8% bảo hiểm xã hội + 1,5% bảo hiểm y tế + 1% bảo hiểm thất nghiệp) 2,31 triệu đồng (22 triệu đồng x 10,5%), mức giảm trừ gia cảnh 19,8 triệu đồng (2 người phụ thuộc), tổng cộng 22,1 triệu đồng.
– Thu nhập từ 23 triệu đồng/tháng, sau khi nộp bảo hiểm bắt buộc và giảm trừ gia cảnh, số thuế phải nộp vẫn đang ở mức thấp nhất 5% trên phần cao hơn số giảm trừ, tương ứng tiền thuế 39.500 đồng/tháng.
– Nếu thu nhập 30 triệu đồng/tháng, nộp bảo hiểm bắt buộc 3,13 triệu đồng, giảm trừ gia cảnh cho 2 người (giảm trừ 19,8 triệu đồng), do vậy thu nhập tính thuế 30 – 3,13 – 19,8 = 7,07 triệu đồng/tháng. Mức thuế lúc này sẽ được tính gồm bậc 1 (5 triệu đồng x 5%) 250.000 đồng, bậc 2 [(7,07 – 5) x 10%] làm tròn 210.000 đồng. Tổng tiền thuế phải nộp 460.000 đồng/tháng.
Như vậy, riêng với người nhận được tiền lương 17 triệu đồng/tháng mà không có người phụ thuộc, sau khi trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…, người này phải nộp thuế thu nhập cá nhân (hoàn toàn trái ngược với người có 1 người phụ thuộc). Thu nhập còn lại phải nộp thuế là 4,2 triệu đồng, tương đương số thuế sẽ nộp 210.000 đồng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp