1. Lương khoán là gì?
1.1. Tìm hiểu về tiền lương:
Ở Việt nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như sau:
- Đất nông nghiệp có diện tích bao nhiêu được tách thửa [Cập nhật 2023]?
- Giờ đóng/mở cửa giao dịch chứng khoán trên các sàn chứng khoán
- Chi phí cận biên (Marginal cost) là gì? Cách tính Marginal cost nhanh chóng
- Gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
- Thai nhi 27 tuần: Mẹ bầu cần biết điều gì để chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh?
– Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
Bạn đang xem: Lương khoán là gì? Lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
– Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm.
– Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc
– Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp động dân sự thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động. (Ở Việt nam , trên thị trường tự do thuật ngữ “tiền công” thường được dùng để trả công cho lao động chân tay, còn “thù lao” dùng chỉ việc trả công cho lao động trí óc).
Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương có những chức năng sau đây:
+ Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động , là căn cứ để thuê mướn lao động , là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm .
+ Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.
+ Chức năng kích thích:Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả .
+ Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.
1.2. Lương khoán được hiểu như thế nào?
Tùy từng loại hình doanh nghiệp, tính chất công việc mà người sử dụng lao động hay chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức trả lương cho người lao động. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương khoán theo kết quả lao động để đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Lương khoán là một hình thức trong đó.
Theo đó, lương khoán được hiểu là hình thức trả lương dựa vào khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này có thể tính theo thời gian (giờ), trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng.
Xem thêm : Bôi kem trị mụn trước hay sau kem chống nắng mới tốt cho da?
Tùy vào tính chất công việc, vị trí cũng như thời gian hợp tác mà doanh nghiệp có nhiều hình thức trả lương cho nhân viên như: Lương khoán, lương trả theo thời gian, lương trả theo sản phẩm, lương/thưởng theo doanh thu…Như vậy, trả lương khoán có nhiều phương pháp, có thể trả trên kết quả khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân hoặc nhóm thực hiện, cũng có thể trên hệ số hoặc số điểm chức danh, cho bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất.
2. Quy định về trả lương:
Điều 96, Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trả lương như sau:
Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Bên cạnh đó, theo điểm c Khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 02 năm 2021 quy định:
Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc.
Hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định chi tiết về khái niệm lương khoán. Dựa trên những quy định nêu trên, lương khoán có thể được hiểu là khoản lương được trả dựa theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc của người lao động. Lương khoán thường được áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời.
Cách tính lương khoán được thực hiện qua công thức tính sau:
Lương khoán sẽ được tính dựa trên khối lượng hoàn thành công việc theo đúng chất lượng, thời gian công việc và đơn giá lương khoán. Lương khoán được tính với công thức như sau:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
Với ví dụ sau:
Chị A được thuê thêu tranh trong vòng 05 tháng, mỗi một bức tranh hoàn thành chị sẽ được trả 700.000 đồng.
Nếu chị A hoàn thành một bức tranh đảm bảo được chất lượng và thời gian theo thỏa thuận thì chị sẽ nhận được 700.000 đồng.
Nếu trong trường hợp chị A làm bỏ dở mà mới chỉ thêu được 50% bức tranh thì chị sẽ được hưởng: 700.000 x 50% = 350.000 đồng
Như vậy, với công thức tính lương khoán như trên, người sử dụng lao động cần phải xây dựng được đơn giá lương khoán để làm căn cứ tính lương khoán cho người lao động.
3. Lương khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Như đã phân tích trên đây, tiền lương khoán là tiền lương trả theo hình thức khoán theo quy định pháp luật lao động. Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc, theo đó là tiền lương theo công việc mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, chưa được tính đến các khoản phụ cấp, các khoản bổ sung.
Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định:
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Theo quy định trên, tiền lương khoán theo hợp đồng lao động được xác định là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Cũng theo các quy định tại Quy trình này thì:
+ Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. (khoản 2 Điều 15)
+ Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6. (khoản 1 Điều 18)
Theo đó, tiền lương khoán theo hợp đồng lao động cũng được sử dụng làm căn cứ để đóng các loại bảo hiểm khác (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế).
Lưu ý:
– Thực tế, nhiều người dùng cụm từ “tiền lương khoán” trong hợp đồng khoán dân sự. Người làm việc theo hợp đồng khoán dân sự không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nên tiền lương khoán theo hợp đồng này, thực chất là thù lao từ việc thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ dân sự không tính đóng bảo hiểm xã hội.
– Từ 1/1/2021 – khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, quy định: “Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.” được áp dụng, theo đó các hợp đồng khoán có nội dung thể hiện việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động, theo đó, các bên trong hợp đồng được xác định là người lao động và người sử dụng lao động và có trách nhiệm đóng bảo hiểm theo quy định.
Như vậy, trả lương khoán là một hình thức trả lương được pháp luật quy định và hình thức trả lương khoán là hoàn toàn hợp pháp. Có thể thấy rằng, lương khoán có nghĩa là lương được trả dựa vào khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc của người lao động. Lương khoán thường được áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp