Giun sán ở gà – Gợi ý 2 loại thuốc tẩy giun sán cho gà cực hiệu quả

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video lưu ý khi tẩy giun cho gà

Khi chăn nuôi gia cầm, điều mà các nhà nông cần ghi nhớ chính là thường xuyên tẩy giun sán cho động vật để đảm bảo sức khỏe cho chúng.Trong bài viết dưới đây, Vietanhviavet sẽ gửi đến bạn đọc thông tin về Giun sán ở gà và gợi ý 2 loại thuốc tẩy giun sán cho gà cực hiệu quả nhé!

Giun sán ở gà

Giun sán là một loại ký sinh trùng, chúng sinh sống và phát triển trong đường ruột của gà. Giun sán sẽ ký sinh trong đường ruột và hấp thụ thức ăn của gà, khiến gà trở nên còi cọc, chậm lớn.

Giun sán thường xuất hiện ở những đàn gà nuôi theo kiểu thả đồi, thả vườn. Gà tự tìm thức ăn sẽ khiến cho chúng dễ dàng bị nhiễm ký sinh trùng, trứng giun sán,…

Giun sán ở gà

Dấu hiệu xuất hiện giun sán ở gà

Thông thường, khi gà bị nhiễm giun sán sẽ không có những triệu chứng cụ thể, chúng vẫn ăn uống như bình thường, tuy nhiên do không được hấp thụ thức ăn nên chúng khá còi cọc và chậm lớn.

Nếu để ý rõ hơn, bạn sẽ thấy ở những con gà bị nhiễm giun sán thường sẽ bị sưng mắt, mắt có bọt do bị sán nhiễm.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết có bị giun sán hay không thông qua việc mổ khám đường ruột – nếu gà bị nhiễm, bạn sẽ dễ dàng thấy giun, sán trong đó.

Xem thêm: 3 bệnh thường gặp nhất ở gà và cách phòng trị hiệu quả từ chuyên gia

Các loại giun sán ở gà

Giun đũa gà

Bệnh giun đũa ở gà xảy ra ở hầu hết tất cả các lứa tuổi gà, nguyên nhân là do Ascaridia galli.

Giun có màu vàng, độ dài từ 3 – 12cm, sức đề kháng trứng tốt, có thể tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài.

Thời gian kể từ lúc gà ăn phải thức ăn gây nhiễm đến khi giun trưởng thành và ký sinh ở bên trong là khoảng 35 – 58 ngày. Loại giun này thường ký sinh ở trong ruột con của gà, đôi khi chúng cũng ký sinh ở ống dẫn mật. Giun đũa gà

Giun kim gà

Giun kim thuộc họ Hetarakididae, giống với Heterakis loài Heterakis gallinarum, H.Beramporia, H.Brevispiculum, H.Put Australis.

Loại giun này phát triển trực tiếp, gà thường bị nhiễm giun kim thông qua đường miệng: trứng giun kim sẽ đi theo phân và được thải ra ngoài, con gà khác khi ăn phải sẽ bị lây nhiễm. Khi đó, một phần trứng của giun kim sẽ bị giun đất ăn và giữ trong cơ thể của giun đất một thời gian, khi gà ăn phải giun đất có chứa giun kim thì sẽ bị tái nhiễm. Đây chính là một trong số nguyên nhân khiến cho bệnh giun kim luôn mắc dai dẳng tại các trại chăn nuôi gia cầm.

Bệnh sán dây ở gà

Gà nhiễm sán dây là một hiện tượng xảy ra nhiều ở Việt Nam. Có 3 loại phổ biến và gây hại thường xuyên là: Raillietina tetragona, R. cesticillus, R. echinobothrida.

Sán dây thường có kích thước trong khoảng 0,3mm – 25mm. Chúng thường sống ký sinh vào thành ruột của gà để hút dinh dưỡng từ thức ăn, những đốt sán khi trưởng thành sẽ được thải ra ngoài theo phân. Trong quá trình ký sinh trong ruột gà, sán dây cắm sâu vào niêm mạc ruột của gà và gây ra tổn thương bên trong cơ thể.

Bệnh sán dây ở gà

Bệnh sán lá ruột ở gà

Loài sán lá thường gặp và gây bệnh cho gà là Echinostoma revolutum.

Loại này sẽ ký sinh ở manh tràng và trực tràng của gà. Ký chủ trung gian của chúng là các loài ốc nước ngọt và ký chủ bổ sung là một số loài như: nòng nọc, ốc, ếch, nhái.

Ở mọi lứa tuổi gà đều có nguy cơ bị nhiễm sán lá, đối với gà càng lớn, khả năng bị nhiễm sán lá càng cao.

Sán lá ống dẫn trứng trên gà

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh sán lá ống dẫn trứng trên gà là do Prosthogonimus cuneatus.

Vòng đời phát triển của chúng cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt và ký chủ bổ sung là các loài ấu trùng chuồn chuồn và chuồn chuồn

Loài sán sẽ dùng 2 giác bám để bám vào và gây kích thích niêm mạc, và phá hủy các chức năng tuyến tạo vỏ làm calci tiết ra quá nhiều hoặc quá ít. Không chỉ thế, sán lá còn phá hủy các chức năng tuyến albumin tích lũy lại, điều này khiến cho ống dẫn trứng gà sẽ bị co bóp, không bình thường. Trứng gà đẻ ra thường bị biến hình, vỏ trứng mềm, và không có lòng đỏ.

Sán lá ống dẫn trứng trên gà

Gợi ý 2 loại thuốc tẩy giun sán cho gà cực hiệu quả

Thuốc Thú Y – Via Levasol – tẩy sạch các loại giun ký sinh

+ Công dụng: Tẩy sạch các loại giun tròn: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun phổi, giun dạ dày, giun xoắn, giun lươn, giun kết hạt ký sinh ở trâu, bò, heo, dê, bê, nghé, chó, mèo, gà, vịt.

+ Cách dùng và liều lượng:

Pha nước uống hoặc trộn thức ăn.

Gà, vịt, chim: 100g/250kgTT/lần

Xem thêm: THUỐC THÚ Y – VIA LEVASOL

Thuốc Thú Y – Alben Forte – đặc trị sán dây, sán lá, giun các loại và diệt ấu trùng

+ Công dụng:

– Alben forte có hoạt phổ diệt ký sinh trùng rộng: Diệt các loại sán dây, sán lá, giun tròn, giun đũa, giun tròn và giun kim… Ký sinh ở dạ dày, ruột non, manh tràng, gan, mật.

– Alben forte diệt các loại ký sinh trùng trưởng thành và các dạng ấu trùng đang di hành.

+ Cách dùng và liều lượng:

Dùng cho uống, 1 liều duy nhất, lắc đều trước khi dùng, thuốc đã pha chỉ dùng trong 24h.

Liều điều trị: Gia cầm, thủy cầm: 1ml/8-10kgTT. (hoặc 1ml pha với 2 lít nước sạch cho uống.)

Liều phòng bằng 1/2 liều điều trị.

Lịch tẩy giun sán định kỳ cho gà

Đối với gà nuôi theo kiểu “nửa trong chuồng, nửa thả ngoài” rất dễ mắc giun sán. Do đó, bạn nên tẩy giun định kỳ cho gà khoảng 1,5 tháng/ lần.

Đối với gà công nghiệp, bạn nên tẩy lại 1 lần nữa để đảm bảo gà khỏe mạnh, sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn xuất chuồng

Có thể nói, tẩy giun sán là một trong những việc không thể thiếu trong chăn nuôi. Với bài viết này, Vietanhviaviet hy vọng rằng bạn có thể chọn được loại thuốc tẩy giun sán cho gà phù hợp và hiệu quả nhé.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466

Email: contact@vietanhviavet.com – vietanhviavet@gmail.com

CHI NHÁNH MIỀN NAM

Địa chỉ: Số 12, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam