Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (năm 1010)

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video lý công uẩn dời đô năm nào

Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long

Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay) với mục đích “chọn đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”.

Sau khi lên ngồi, Lý Thái Tổ bàn việc dời đô, các quan thấy Hoa Lư chật hẹp, đường xá đi lại không thuận tiện, không xứng là kinh đô của nước Việt đang lớn lên nhanh chóng.

Lý Thái Tổ nói :

– Ta chọn đất Long Đỗ. Ở đây, khúc sông Cái uốn cong như bụng rồng, vì thế mà người ta đặt tên là Long Đỗ nghĩa là Rốn Rồng. Đất này ở giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, sản vật giàu có, đường bộ, đường sông thông với cả nước. Cho nên dân cư tụ hội đông đảo làm ăn. Đúng là đất quý đóng đô.

Nhà vua nói tiếp:

– Ta chọn đất này đóng đô để dễ dàng coi sóc cả nước, có thế mới làm cho non sông ta giàu có mãi mãi.

Cả triều đình vui mừng với dời đô của Lý Thái Tổ. Mùa xuân năm 1010, Lý Thái Tổ ra chiếu (1) dời đô về Long Đỗ nhằm “chọn đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”.

Tục truyền rằng khi thuyền vua đến nơi, mây gấm bay đầy trời, có con rồng vàng hiện ra rồi bay lên không trung. Lý Thái Tổ bèn đặt tên cho đô mới là Thăng Long (2).

Từ đó Thăng Long (tức Hà Nội ngày nay), với hình ảnh “rồng bay lên” đẹp đẽ và hào hùng, trở thành trung tâm của đất nước ngàn năm, trái tim Tổ quốc Việt Nam.

Chú giải trong bài Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long

  1. Chiếu: (tờ chiếu) tờ lệnh của vua.
  2. Thăng Long (nghĩa là Rồng bay lên).

Câu hỏi củng cố kiến thức

  1. Tại sao Hà Nội ngày xưa lại có tên là Long Đỗ?
  2. Vì sao Long Đỗ được chọn để đóng đô?
  3. Tên đô mới là Thăng Long có ý nghĩa gì?