Lý Công Uẩn dời đô về Đại La là vì?

Video lý công uẩn dời đô về đâu

Câu hỏi: Lý Công Uẩn dời đô về Đại La là vì?

A. Đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh.

B. Vì Đại La đẹp hơn Hoa Lư

C. Đại La gần khu vực Cổ Pháp là quê hương của Lý Công Uẩn

D. Đại La là thành trì khó công dễ thủ, thuận lợi khi xảy ra chiến sự

Đáp án đúng A.

Lý Công Uẩn dời đô về Đại La là vì đây là nơi tụ hội quan yếu của bốn phương có vùng mặt đất rộng mà bằng phẳng, muôn vật tươi tốt và phồn thịnh, Vua nghĩ, muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống âm no thì phải dời đô về vùng đất đồng bằng màu mỡ này.

Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng

– Năm 1005, Lê Hoàn mất Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Đây là vị vua cuối cùng nhà nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh. Vào những năm cuối đời, sách sử đa số nhận định rằng Lê Long Đĩnh là một hôn quân.

– Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các con còn quá nhỏ. Các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn (khi đó đang giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư) lên làm vua. Nhà Lý ra đời.

Lý Công Uẩn rời đô về Đại La vì: Trong một lần về thăm quê nhà, vua Lý Thái Tổ đã ghé qua thành cũ Đại La. Vua thấy đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú, rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài. Vua nghĩ, muốn con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống âm no thì phải dời đô về vùng đất đồng bằng màu mỡ này.

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên là Thăng Long.

Trung tâm Kinh thành Thăng Long có Thái Hồ là nơi nhà Lý dựng Văn Miếu và trường Quốc Tử Giám. Phía Nam Thái Hồ là hồ Chu Tước (sau gọi là hồ Bích Câu, sau nữa được tách thành hồ Bảy Mẫu và hồ Thuyền Quang). Năm 1154, vua Lý Anh Tông cho dựng đàn Viên Khâu cạnh hồ Chu Tước để làm lễ Tế Giao hằng năm.