Trong thời đại hiện nay, việc ly hôn đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ly hôn xảy ra phổ biến giữa các cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, ngoài việc thuận tình ly hôn thì việc ly hôn đơn phương cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Theo quy định của pháp luật vợ hoặc chồng đều có quyền được ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương. Một trong những vấn đề khiến nhiều cuộc ly hôn trở nên rắc rối và mất nhiều thời gian để giải quyết chính là việc tranh chấp giành quyền nuôi con. Nếu vợ chồng bạn đang có thắc mắc về việc ly hôn con 4 tuổi ở với ai? thủ tục ly hôn khi con 4 tuổi? Khi ly hôn con 4 đến 7 tuổi ở với ai? thì đừng bỏ lỡ những thông tin pháp lý mà chúng tôi cung cấp dưới đây.
- Đề xuất quy định mới về tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
- Có nên nhổ râu ở cổ không? Lông mọc ở cổ nam có ý nghĩa gì? – Những giải mã đằng sau vị trí lông đặc biệt này khiến bạn phải ngỡ ngàng
- 7 cách đốt cháy calo – Đốt cháy bao nhiêu calo để giảm 1kg?
- Cách hủy đơn hàng trên Shopee khi chưa đóng gói, khi đang giao
Bạn đang xem: Khi ly hôn con 4 đến 7 tuổi ở với ai? Quy định pháp luật [2023]
1. Ly hôn con trên 4 tuổi được hiểu như nào?
Việc vợ chồng ly hôn khi có con trên 4 tuổi được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng có con 3 tuổi hoặc trên 3 tuổi theo bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Theo quy định của luật hôn nhân gia đình hiện hành thì hiện nay, khi vợ chồng muốn ly hôn con trên 4 tuổi có thể lựa chọn theo hai phương thức ly hôn như sau:
Thuận tình ly hôn :
Theo quy định tại điều 55, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thuận tình ly hôn được hiểu như sau: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Đơn phương ly hôn:
Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ chồng muốn ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Khi ly hôn con 4 đến 7 tuổi ở với ai?
Xem thêm : Sức lao động là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
Vấn đề về việc bố hay mẹ sẽ là người nuôi con khi thực hiện việc ly hôn khi con trên 4 tuổi? hay là các câu hỏi xoay quanh về vấn đề này như ly hôn con dưới 5 tuổi ai nuôi; ly hôn con 6 tuổi ở với ai; ly hôn con dưới 7 tuổi ở với ai; ly hôn con dưới 8 tuổi ở với ai; ly hôn con 8 tuổi ở với ai? được pháp luật quy định như thế nào luôn là nỗi phân vân của nhiều vợ chồng. Theo đó, Khi giải quyết việc ly hôn con trên 4 tuổi, ly dị khi con 4 tuổi thì tòa án bắt buộc phải xem xét giải quyết việc giao Con cho cha mẹ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, khi giải quyết việc vợ chồng khi ly hôn con 4 đến 7 tuổi ở với ai? và vấn đề quyền nuôi con trên 4 tuổi thì tòa án cần phải tuân thủ các nguyên tắc quyết quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Theo đó hai vợ chồng có con trên 4 tuổi phải thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; bên cạnh đó trường hợp con trên 4 tuổi thì tòa án sẽ căn cứ vào độ tuổi để tham khảo ý kiến và điều kiện cần thiết để nuôi con sau khi ly hôn của vợ hoặc chồng. Còn trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu vợ hoặc chồng có điều kiện kinh tế khác nhau hoặc có sự chênh lệch như bên còn lại vẫn đủ điều kiện để nuôi dưỡng con thì tòa án sẽ quyết định mỗi người nuôi một bé .
3. Trình tự, thủ tục ly hôn khi con 4 tuổi được thực hiện như thế nào?
Để có thể hoàn thành được việc ly hôn thì vợ chồng muốn ly hôn thuận tình hay vợ hoặc chồng muốn ly hôn đơn phương đều phải thực hiện trình tự, thủ tục ly hôn khi con 4 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình.
Hồ sơ xin ly hôn bao gồm một số giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn thuận tình/ ly hôn
- Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, Sổ hộ khẩu
- Giấy đăng ký kết hôn
- Giấy đăng ký khai sinh của con
- Giấy tờ chứng minh tài sản của các hai vợ chồng ( bao gồm tài sản chung; nợ chung,…)
- Một số giấy tờ khác tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
Trình tự, thủ tục ly hôn
- Bước 1: Chuẩn bị đơn ly hôn kèm theo bộ hồ sơ xin ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương
- Bước 2: Nộp hồ sơ xin ly hôn tại cơ quan tòa án có thẩm quyền và hoàn tất việc đóng án phí cho cơ quan thi hành án
- Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ xin ly hôn và quyết định thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ
- Bước 4: Tham gia buổi hòa giải tại toà án
- Bước 5: nếu hòa giải không thành thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn ( đối với việc ly hôn thuận tình) hoặc tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ ly hôn và ra bản án tuyên bố ly hôn ( đối với ly hôn đơn phương)
5. Những câu hỏi thường gặp
Trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn?
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Đối với trường hợp con dưới 03 tuổi?
Đối với trường hợp con dưới 03 tuổi: Nếu trẻ dưới ba tuổi thì mẹ được trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác về việc nuôi dưỡng phù hợp với lợi ích của con.
Đối với trường hợp con trên 03 tuổi nhưng dưới 07 tuổi?
Đối với trường hợp con trên 03 tuổi nhưng dưới 07 tuổi: Trường hợp này Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của cha mẹ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho trẻ.
Xem thêm : Hoa mai: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa mai
Trên đây là những vấn đề liên quan đến việc ly hôn con 4 tuổi ở với ai. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấn Khi ly hôn con 4 đến 7 tuổi ở với ai?. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về thời gian giải quyết vụ việc ly hôn, điều kiện ly hôn, án phí ly hôn, hồ sơ xin ly hôn, trình tự, thủ tục để tiến hành ly hôn, giải quyết tranh chấp tài sản, con chung khi ly hôn thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
– Tư vấn pháp lý: 1900.3330
– Zalo: 084.696.7979
– Khiếu nại: 1800.0006
– Văn phòng: (028) 777.00.888
– Mail: [email protected]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp