1. Khái niệm số định danh cá nhân trên giấy khai sinh:
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh là chứng thư pháp lý, công nhận quyền công dân của công dân.
Theo quy định của pháp luật mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều phải được đăng ký khai sinh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có thể khẳng định, đăng ký khai sinh là hoạt động mang tính chất bắt buộc mà các cá nhân phải tiến hành thực hiện cho con em của mình. Thông qua việc đăng ký giấy khai sinh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt rõ thông tin của các cá nhân, từ đó thuận lợi cho công tác quản lý dân cư. Đồng thời, khi được đăng ký khai sinh, mỗi cá nhân được công nhận quyền công dân; được hưởng những quyền và lợi ích hợp pháp theo các chủ trương, chính sách mà Nhà nước đề ra.
Bạn đang xem: Số định danh cá nhân trên giấy khai sinh là gì? Dùng để làm gì?
Mỗi cá nhân sinh ra đều có quyền công dân, được đăng ký khai sinh, và có một mã định danh riêng. Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Như vậy, số định danh cá nhân trên giấy khai sinh là dãy 12 số tự nhiên được cấp cho công dân khi đăng ký khai sinh. Mã số này được in trực tiếp trên giấy khai sinh của trẻ sau chữ “Số định danh cá nhân”.
2. Số định danh cá nhân trên giấy khai sinh dùng để làm gì?
Khi được đăng ký khai sinh, mỗi đứa trẻ sẽ có một mã số định danh riêng. Số định danh cá nhân trên giấy khai sinh được sử dụng vào các mục đích sau đây:
2.1. Dùng để tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
Trên mỗi giấy khai sinh sẽ có một mã định danh cá nhân gắn với các thông tin cơ bản của một công dân. Tức trong mã này sẽ lưu trữ tất cả những thông tin căn bản nhất về nhân thân của một cá nhân. Những thông tin này đã được Bộ Công an thống nhất quản lý, cập nhật cũng như chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Nhà nước sẽ nắm bắt được mọi thông tin của công dân. Đồng thời, chịu trách nhiệm quản lý, bảo mật những thông tin này.
Nếu không có mã định danh công dân trên giấy khai sinh, việc quản lý công dân chưa đủ tuổi làm căn cước công dân của cơ quan Nhà nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong các trường hợp phát sinh đặc biệt, khi trẻ chưa thành niên vi phạm pháp luật, nếu không có số định danh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không thể tiến hành điều tra, giải quyết sự việc một cách kịp thời và hiệu quả nhất.
2.2. Dùng để thay cho mã số thuế cá nhân trong khai báo thuế:
Xem thêm : Thức ăn được tiêu hóa như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi mã định danh cá nhân được cấp cho toàn bộ người dân thì mã định danh cá nhân được sử dụng thay cho mã số thuế. Về cơ bản, mã số thuế là một dãy gồm 10 hoặc 13 số được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người thực hiện đăng ký thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc khi có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đóng thuế là nghĩa vụ mà mọi người dân phải tuân thủ thực hiện khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể với đối tượng cụ thể, mã định danh cá nhân sẽ được áp dụng thay cho mã số thuế.
Khi trẻ đủ 14 tuổi trẻ lên, sẽ được làm căn cước công dân. Lúc này, số định danh trên giấy khai sinh cũng chính là số Căn cước công dân của trẻ.
Như vậy, số định danh trên giấy khai sinh sẽ trở thành mã số chung, được áp dụng cho các loại giấy tờ sau này của công dân. Hay nói cách khác, nó sẽ trở thành mã định danh chung, để Nhà nước quản lý công dân ở hầu khắp các lĩnh vực. Đồng thời, đây cũng được xem là cơ sở để bảo vệ quyền công dân một cách tốt nhất.
2.3. Dùng để thay thế cho giấy tờ tùy thân khi thực hiện các giao dịch dân sự:
Khi tham gia các giao dịch dân sự, đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng, mua bán nhà ở, các cá nhân, tổ chức phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về việc cung cấp các giấy tờ, tài liệu đáp ứng tính pháp lý của giao dịch. Với những trường hợp này, số định danh trên giấy khai sinh sẽ được dùng để thay thế cho giấy tờ tùy thân khi chuyển nhượng, mua bán nhà ở.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định như sau: Nếu công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân và Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp đã được kết nối, vận hành thì công dân được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân. Các giấy tờ có thể thay thế đó là: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác
Như vậy, số định danh cá nhân có thể được sử dụng để thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân khác. Từ số định danh này, cán bộ chức năng sẽ kiểm tra, xem xét tính pháp lý của chủ thể giao dịch. Từ đó, đưa ra quyết định xem chủ thể đó có đủ thẩm quyền, quyền hạn để tham gia giao dịch hay không. Cùng với đó, thông qua số định danh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt được những thông tin cụ thể nhất của cá nhân tham gia giao dịch. Trong trường hợp xảy ra sai phạm, cũng sẽ dễ dàng đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
3. Tra cứu số định danh cá nhân trên giấy khai sinh thế nào?
Theo quy định tại Điều 14, 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, công dân Việt Nam được cấp số định danh cá nhân trong các trường hợp cụ thể nhất định như sau:
– Công dân Việt Nam được cấp số định danh khi đăng ký khai sinh.
Xem thêm : Tỷ giá ngân hàng – Những điều cần biết
– Công dân Việt Nam được cấp số định danh khi làm Căn cước công dân.
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên, mọi công dân khi sinh ra, được làm giấy khai sinh thì sẽ có số định danh riêng. Mã số định danh này
Như vậy, hiện nay trẻ em hiện nay khi đăng ký khai sinh đều được cấp mã định danh. Số định danh cá nhân cho trẻ sơ sinh chính là dãy gồm 12 chữ số in trên giấy khai sinh của trẻ. Số định danh này sẽ được Bộ Công an thống nhất quản lý, cập nhật cũng như chia sẻ trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Từ hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ sử dụng mã định danh cá nhân để thực hiện kiểm tra thông tin của công dân, người được cấp mã định danh đó trong những trường hợp cần thiết.
Như vậy, trong những trường hợp cần thiết, cán bộ chức năng sẽ tra cứu số định danh của cá nhân trên giấy khai sinh trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Một điểm cần lưu ý rằng, những thông tin cá nhân này mang tính nội bộ, cần được bảo mật. Do đó, chỉ cán bộ chức năng có thẩm quyền mới có thể tra cứu các thông tin có trong mã định danh của công dân.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân
Nghị định 30/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp