Là một ông bố trẻ, cũng là người kinh doanh các sản phẩm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, anh Nguyến Hiếu (thường được biết đến với tên gọi Bố Ken, một người nổi tiếng trong lĩnh vực luyện con sinh hoạt theo nếp EASY ở Việt Nam) nhận thấy nhiều mẹ lựa chọn bỉm quần cho con từ rất sớm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khớp háng của trẻ.
Anh Hiếu chia sẻ: “Không thể phủ nhận sự tiện lợi của bỉm quần. Tuy nhiên việc sử dụng bỉm quần cho con quá sớm lại là một mối nguy hiểm mà thậm chí sau này chúng ta mới phát hiện ra.Các thông tin mình đã cập nhật từ các hãng bỉm lớn, cũng như tổ chức IHDI (Viện nghiên cứu loạn sản Khớp háng quốc tế) và trải nghiệm trong gia đình.
Bạn đang xem: Mẹ và bé
Mình nhận thấy khớp háng của trẻ sơ sinh không nên bị ép thẳng hoặc kéo thẳng, do lúc này xương đùi của con dễ bị trật khỏi ổ cối, dẫn đến nguy cơ trật khớp háng, nguy cơ thoát vị bẹn, nguy cơ loạn sản khớp háng khi bé lớn lên”.
Vậy khi nào nên sử dụng bỉm quần cho trẻ?
Xem thêm : Cú mèo và vị thuốc xi hưu
Theo anh Hiếu, khi mặc bỉm quần cho trẻ sơ sinh hành động kéo chân bé để mặc bỉm quần khi nằm sẽ vô tình làm trật khớp háng của con. Nhất là với những loại bỉm chun cứng, chật, hoặc với những bé đùi ếch khó kéo bỉm lên, thì nguy cơ này càng cao, cao hơn khi bố mẹ làm hành động này hàng ngày, mạnh, nhanh. Ngoài ra, việc mặc bỉm quần khi bé chưa biết lật lẫy có thể khiến vùng kín của con dễ bị nóng, bí, hăm.
“Bỉm dán dễ chỉnh phần bụng, thường được sử dụng cho các em bé nhỏ, vì cơ bản các bạn nhỏ khớp háng còn yếu. Khi thay bỉm cho con, mẹ để con nằm nghiêng, sau đó trải bỉm dán ra và ốp lên lưng trẻ. Tiếp đến để con nằm ngửa trở lại và mẹ căn chỉnh phần băng dán sao cho phù hợp với bụng trẻ. Không nên nhấc chân con lên sau đó luồn bỉm xuống dưới lưng.
Giai đoạn chuyển sang bỉm quần là khi bé đã vận động nhiều, đặc biệt là có thể ngồi vững và tốt nhất là có thể đứng vịn ( Khoảng từ sau 6 – 8 tháng). Với các em bé vừa vặn thì mẹ chọn size theo thiết kế, nếu em bé bụ bẫm, có đùi to mẹ cân nhắc chọn tăng 1 size nhé. Hãy mặc bỉm quần theo đúng nghĩa 1 chiếc “quần”. Cho bé vịn đứng, có thể bám ôm vào bố mẹ, kéo bỉm từ dưới lên. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến phần khớp háng mong manh này” – anh Hiếu cho hay.
Lưu ý khi sử dụng bỉm quần cho trẻ:
• Trước khi mặc bỉm quần, mẹ nên luồn tay kéo giãn bớt chun bụng, sẽ giúp việc mặc bỉm quần dễ dàng hơn, hạn chế lằn bụng bé.
Xem thêm : Thiên văn học ngày nay nghiên cứu những vấn đề gì ?
• Đóng bỉm cho bé trai: Khi đóng bỉm mẹ để vùng kín của con chúi xuống, lúc đi tiểu, nước sẽ không bị trào ra ngoài. Song song mẹ nhớ kéo phần mặt trước của bỉm cao hơn chút.
• Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ nhớ kéo phần phía sau mông cao hơn chút.
Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến khớp háng IHDI có thông báo:
Các vật dụng không giới hạn bao gồm có: địu, địu sling, địu wrap, địu pouch, ghế xe hơi, nôi, xe nhún, ghế rung, xe tròn tập đi và các loại ghế đúc tương tự. Những vật dụng này có thể vô tình khiến khớp háng vào tư thế không lành mạnh, đặc biệt là khi sử dụng một thời gian dài. Bất kỳ vật dụng nào khiến chân trẻ ở vị trí không lành mạnh được coi là một nguy cơ tiềm ẩn đối với sự phát triển khớp háng. Kích thước của trẻ cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn một chiếc địu phù hợp để có một tư thế tốt nhất.
Cha mẹ nên nghiên cứu về tính an toàn, rủi ro của vật dụng mà họ muốn sử dụng. Khi có nghi vấn, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có liên quan tới y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp