- Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Mơ
- Comments (0)
- Tags: cúng gia tiên, mâm cơm cúng gia tiên, mâm cơm rước ông bà, nhân phát, tất niên
Mâm cơm cúng gia tiên là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt để tạ ơn và tưởng nhớ ông bà tổ tiên những người đã khuất, thể hiện lòng hiếu kính của mình và thành tâm cầu mong những điều may mắn bình an cho năm mới. Vậy mâm cơm cúng tổ tiên cần chuẩn bị thế nào cho đầy đủ, cùng Bò tơ Nhân Phát tìm hiểu nhé!
Ý nghĩa mâm cơm cúng gia tiên
Cúng gia tiên thường được diễn ra vào ngày cuối cùng của năm theo âm lịch, ngoài thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với ông bà tổ tiên, đây còn là bữa cơm đoàn viên dịp để con cháu sum vầy, tụ tập bên nhau ăn mừng một năm cũ đã qua và thành tâm cầu mong mọi điều may mắn cho năm mới.
Bạn đang xem: Mâm cơm cúng gia tiên ngày tết chuẩn 3 miền
Mâm cơm cúng gia tiên thường gồm những món gì?
Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú nên tùy theo từng phong tục từng vùng miền khác nhau, món ăn trên mâm lễ cũng sẽ có nét đặc trưng khác nhau, mình cùng chia thành 3 miền Bắc, Trung, Nam để dễ theo dõi nhé!
- Mâm cơm cúng gia tiên miền Bắc
Xem thêm : Ăn sữa chua có béo không? Điểm danh tác dụng khi ăn sữa chua & Cách ăn không gây tăng cân
Mâm cơm cúng gia tiên đón ông bà ngày tết của miền Bắc thường được chuẩn bị rất đầy đủ và cầu kỳ tùy theo điều kiện mỗi gia đình nhưng nhìn chung thường phải có gồm các món như: Bánh chưng dưa hành, giò các loại, gà luộc, thịt đông, nem rán, đĩa xào thập cẩm, canh măng, chè kho.
- Mâm cơm cúng miền Trung
Với ẩm thực miền Trung hơn ngàn món ăn đặc sản, mâm cơm gia tiên cũng được chuẩn bị phong phú với những món như: Bánh chưng, dưa món củ kiệu, giò lụa, thịt đông, gỏi gà bóp rau răm, nem, măng ninh khô, canh miến, cá chiên hay ram.
- Mâm cơm cúng gia tiên miền Nam
Với miền Nam “Trần sao âm vậy”, mâm cơm cúng gia tiên của người miền nam thường được chú trọng khẩu vị gia đình, những món ăn ông bà thích theo mâm cơm gia đình đơn giản như bánh tét, dưa giá củ kiệu, thịt kho tàu, thịt luộc, gỏi cuốn, chả giò, gỏi tôm thịt, canh măng tươi hoặc canh khổ qua nhồi thịt.
Ngoài món mặn những lễ vật quan trọng không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên gồm có hoa tươi, trái cây, nhang, đèn, trà rượu,… Hoa tươi mang đến may mắn, một năm rực rỡ, vang tiếng thơm. Trái cây tượng trưng cho năm mới hái quả ngọt, thành công. Nhang tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương. Đèn là biểu tượng cho mặt trời, mặt trăng tỏa sáng.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên
Xem thêm : Bầu lỡ ăn ít rau răm có sao không? Những lưu ý cho mẹ bầu
Để thể hiện sự tôn trọng bề trên và tránh những điều kiêng kị không tốt mọi người cần tránh:
- Không nêm nếm thức ăn, hay ăn thử thức ăn dùng để làm cơm cúng gia tiên
- Mâm cơm cúng gia tiên không chứa những món gỏi sống, đồ sống
- Không cúng những món ăn liên quan đến cá mè
- Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới, hoặc để dùng riêng, không dùng chung với chén đũa sử dụng thường ngày.
- Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng.
Tùy theo khẩu vị, sở thích và điều kiện mỗi gia đình sẽ có những món ăn khác nhau được dâng lên ông bà tổ tiên, không cần mâm cao cỗ đầy, nhiều món hay ít món không quan trọng bằng lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Hi vọng với những thông tin trên, Bò tơ Nhân Phát chúc bạn có một mâm cơm cúng gia tiên thật tươm tất, bữa cơm đoàn viên vui vẻ, một năm mới an khang thịnh vượng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp