Không giống với mâm cỗ cúng tổ tiên và cúng thổ công, cúng Thần Tài được cúng vào cả những ngày thông thường. Đặc biệt vào ngày mồng 10 tháng Giêng đầu năm nhà nhà tất bật sửa soạn mâm cúng Thần Tài. Chuẩn bị đầy đủ lễ vật, mâm cúng theo yêu cầu sẽ giúp gia chủ gặt hái được những mong muốn về tài lộc trong năm mới.
- Bỏ túi cách làm trứng chiên thịt băm ngon đến khó ngờ
- Trang Sức Phong Thủy Cho Người Mệnh Mộc – Người Mệnh Mộc Có Nên Đeo Vàng Trắng ?
- Loài cá mập lớn nhất thế giới hóa ra không phải là loài chỉ biết ăn thịt?
- Cách bảo quản mật ong hiệu quả, để lâu vẫn giữ nguyên hương vị
- Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng?
Vậy mâm cỗ cúng Thần Tài ngày mồng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Bạn đang xem: Mâm cúng thần tài mồng 10 tháng Giêng gồm những gì?
Lưu ý khi cúng vía Thần Tài
- Với người buôn bán, kinh doanh: Bàn thờ Thần Tài được đặt ở nơi kinh doanh
- Với người không buôn bán, kinh doanh: Bàn thờ thường được đặt ở một góc nhà, thường được quay mặt bàn thờ ra hướng cửa chính.
- Về thời gian: Nên cúng Thần Tài vào buổi chiều hoặc sáng sớm.
- Chọn trái cây: Nên chọn trái tươi, ngon, không bị dập nát, các loại trái thường dùng như: Lê, táo, chuối, cam, quýt…
- Chọn hoa: Hoa tươi, có nụ, có mùi thơm cắm vào bình sứ, thủy tinh đều được.
- Ly nước, chung rượu luôn được sạch sẽ.
Mâm cỗ cúng Thần Tài ngày mồng 10 tháng Giêng
1. Bộ tam sên
Cúng Thần Tài không thể thiếu bộ tam sên, tùy vào phong tục từng vùng miền và từng gia đình mà bộ tam sên có thể thay đổi. Thông thường một bộ tam sên gồm: Một miếng thịt ba chỉ luộc, 3 trứng vịt, 5 con tôm hoặc 1 con cua, 1 bình hoa, 1 con cá lóc nướng, 1 miếng thịt heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu…
2. Trái cây
Thông thường mâm cúng Thần Tài nên chọn tối thiểu 5 loại trái cây. Nên chọn trái tươi, ngon, không bị dập nát, các loại trái thường dùng như: Lê, táo, chuối, cam, quýt…
3. Nhang khói
Xem thêm : Bầu ăn rau lang được không? Mẹ bầu nhất định phải biết
Chuẩn bị một bát hương nằm ở giữa bàn thờ ông Thần Tài. Kèm theo 5 nén hương để thắp.
4. Nước, rượu
Trên bàn thờ cần có 2 chén nước. Bạn nên rửa chén sạch sẽ trước khi đổ nước vào, không nên đổ đầy chén. Bên cạnh 2 chén nước cần có 3 chén rượu để bên.
5. Đèn cầy
Hai cây đèn hoặc nến để bên bát hương thắp.
6. Thuốc lá
Điếu thuốc: Thông thường người dân thường để cả bao thuốc và có 2 điếu thuốc thò đầu ra.
Xem thêm : Bỏ túi 10 món đồ ăn vặt cho mẹ sau sinh bổ dưỡng, lợi sữa
7. Gạo, muối hột
Các bạn nên cho muối hột và gạo vào chung một đĩa để vừa tiết kiệm diện tích bàn thờ vừa đẹp mắt. Nếu không thì có thể tách riêng gạo và muối làm 2 đĩa, càng nhiều càng tốt.
8. Giấy tiền, vàng mã
Giấy tiền, vàng mã mua với số lượng tùy thích, nhà bạn có điều kiện mua được nhiều thì cứ mua, không giới hạn số lượng. Tùy lòng thành của mỗi gia đình.
9. Hoa cúng
Thông thường hoa cúng được chọn là loại hoa cúc vàng to hoặc nhỏ, nở đẹp và tươi, có nụ, có mùi thơm cắm vào bình sứ hoặc thủy tinh. Hoa cúng được đặt phía tay phải bàn thờ.
Mâm cúng Thần Tài càng đầy đủ thì tài lộc may mắn sẽ đến với gia đình bạn. Ngoài ra, trong ngày vía Thần Tài, mọi người thường mua vàng để lấy may trong cả năm, đây là tục lệ có từ lâu, người dân tin rằng trong đầu năm mới, việc mua vàng sẽ mang lại may mắn, tài lộc rủng rỉnh cho cả năm!
St
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp