1. Mang thai 13 tuần mẹ và thai nhi thay đổi như thế nào?
1.1. Sự phát triển của thai nhi ở 13 tuần tuổi
Bước sang tuần thứ 13 của thai kỳ, thai nhi đã lớn gần bằng quả đậu Hà Lan, cân nặng khoảng 21.3g và chiều dài trung bình khoảng 7.72cm. Lúc này, thai 13 tuần sẽ có nhiều sự thay đổi:
- Bấm khuyên tai bao lâu thì tháo được?
- [Hướng dẫn] Cách tính điểm trung bình môn học kỳ II nhanh nhất
- Cách tính múi giờ đơn giản và 5 sự thật thú vị về múi giờ trên trái đất
- Công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Diện tích hình hộp chữ nhật – Toán lớp 5
- Biểu hiện của tôn trọng sự thật là?
1.1.1. Mắt và tai
Hai bộ phận này của thai nhi đã được lộ rõ nhưng phần mí mắt vẫn khép chặt để bảo vệ cho đôi mắt còn trong giai đoạn phát triển. Đây cũng là thời điểm thai nhi hình thành 3 xương nhỏ ở tai và bé đã có thể nghe được âm thanh bên ngoài bụng mẹ. Vì thế, bắt đầu từ tuần thai thứ 13 mẹ hãy trò chuyện, cho con nghe nhạc để tăng gắn kết và giúp bé phát triển thính giác tốt nhất.
Bạn đang xem: Tin tức
Thai 13 tuần bắt đầu phát triển mắt, tai và hoạt động tay chân
1.1.2. Tay và chân
Sang tuần thứ 13, mô xương ở phần chân, tay và đầu của thai nhi đã phát triển hơn nhiều. Qua siêu âm có thể nhận thấy chiều dài cánh tay bé khá cân đối so với toàn thân. Bé cũng đã biết đá và cong tay lại.
Mặc dù mẹ không thể cảm nhận được các hoạt động chân tay của bé nhưng so với thời điểm trước đó thì thai nhi đã linh hoạt hơn rất nhiều. Không những thế, thai 13 tuần cũng đã có vân tay ở ngón tay và đây chính là dấu vân tay đi theo bé trong suốt cuộc đời.
1.1.3. Cơ quan nội tạng
Khi bước vào mốc 13 tuần, toàn thân thai nhi đã được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn. Gan của bé bắt đầu bước vào quá trình tạo mật và lá lách cũng đã tham gia vào quá trình sinh ra hồng cầu.
1.2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 13 tuần
1.2.1. Bớt nghén
Các triệu chứng ốm nghén của mẹ sẽ bắt đầu giảm bớt từ thời điểm thai 13 tuần. Thậm chí có những mẹ cảm thấy hoàn toàn khỏe khoắn và thèm ăn hơn. Có mẹ thèm đồ ngọt, có mẹ lại thèm đồ chua và thường xuyên cảm thấy đói.
Bắt đầu từ thời điểm này, mẹ cần chú ý chế độ ăn của mình để tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Viện Dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ
Sức khỏe mẹ bầu khi mang thai 13 tuần bắt đầu tốt lên vì dấu hiệu ốm nghén đã giảm nhiều
1.2.2. Khi đứng có cảm giác tụt huyết áp, chóng mặt
13 tuần là thời điểm thai nhi cần hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn từ cơ thể của mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của cơ thể. Lúc này, thai nhi sẽ hấp thụ sắt tốt hơn nên mẹ có nguy cơ bị thiếu máu.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu oxy, lưu lượng máu đến tim hoặc não bị ảnh hưởng có thể gây nên hiện tượng mất thăng bằng, chóng mặt, hạ huyết áp khi đột ngột chuyển tư thế từ ngồi sang đứng.
1.2.3. Khó tiêu, ợ nóng, táo bón
Sự tác động của một số hormone lên đường tiêu hóa và sự phát triển của tử cung khiến cho mẹ mang thai tuần 13 thường xuyên bị khó tiêu, ợ nóng và dễ táo bón.
1.2.4. Ngực to hơn
Nếu thường xuyên quan sát thì mẹ sẽ thấy từ thời điểm này, ngực của mình sẽ trở nên to hơn, có nhiều hạt nhỏ li ti xung quanh và đầu nhũ hoa bắt đầu thâm dần. Đây chính là hệ quả của sự phát triển ống tuyến vú cho quá trình tiết sữa sau đó.
1.2.5. Tăng cân nhanh hơn
Từ tuần thai thứ 13, trung bình mỗi tuần mẹ bầu tăng 2.5 -3kg. Sự tăng cân này sẽ diễn ra nhanh hơn ở mẹ bầu ăn ngon miệng và có khả năng hấp thụ tốt. Vì thế, đây cũng là thời điểm mẹ muốn mặc bộ đồ rộng rãi hơn.
2. Lưu ý chăm sóc thai kỳ ở tuần thứ 13
Vận động nhẹ nhàng bằng bài tập vừa sức giúp mẹ mang thai 13 tuần cảm thấy thư giãn và khỏe khoắn hơn
Xem thêm : Chu pa pi mô nha nhố nghĩa là gì
– Bảo vệ đường tiết niệu
Để phòng ngừa nguy cơ mang thai 13 tuần bị nhiễm trùng đường tiết niệu mẹ bầu nên uống nhiều nước và lau từ phía trước ra phía sau trong mỗi lần tiểu tiện. Trước và sau khi quan hệ, mẹ bầu cũng nên làm trống bàng quang của mình. Nếu có dấu hiệu tiểu đau rát, nước tiểu có mùi,… thì mẹ bầu cần khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
– Vận động nhẹ nhàng
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như thiền, yoga,… rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và quá trình sinh nở sau đó.
– Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Mốc thai 13 tuần là thời điểm thai nhi bắt đầu có những sự phát triển mạnh mẽ. Vì thế, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu axit folic, sắt, kẽm, canxi,… để đảm bảo thai nhi được nhận đủ dưỡng chất và phòng ngừa nguy cơ tiền sản giật cho mẹ.
– Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Do tử cung ngày một lớn nên hệ tiêu hóa của mẹ bầu sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Thời điểm này mẹ bầu dễ bị táo bón nên việc uống đủ 2 lít nước/ngày và tăng cường thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Thai 13 tuần cũng là lúc mẹ bầu cần thực hiện siêu âm thai 4D cũng như các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sự phát triển của thai nhi như: xét nghiệm tổng phân tích máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm sàng lọc trước sinh (NIPT hoặc double test),… Những xét nghiệm này có vai trò quan trọng đặc biệt trong tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên bỏ qua mốc khám thai định kỳ để được bác sĩ Sản khoa hướng dẫn cụ thể các xét nghiệm cần thực hiện.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn; cùng hệ thống máy móc hiện đại; là địa chỉ uy tín để mẹ bầu yên tâm chăm sóc thai kỳ. Mẹ bầu có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chăm sóc và đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé ở mốc mang thai 13 tuần.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp