Một số nguyên nhân gây ho, khò khè, khó thở
Ho, khò khè, khó thở là triệu chứng hô hấp thường gặp ở các bệnh lý viêm đường hô hấp. Một số bệnh lý thường gặp nhất bao gồm:
Bạn đang xem: Giải pháp hỗ trợ cải thiện ho, khò khè, khó thở
• Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp khi bị nhiễm khuẩn ở nhu mô phổi do virus, vi khuẩn,… gây ra. Các tác nhân này khi xâm nhập và tấn công nhu mô phổi sẽ khiến nơi đây chịu tổn thương từ đó sinh ra triệu chứng tức ngực, ho, khó thở,… Các cơn ho do viêm phổi thường là ho khan, ho có tính chất dai dẳng không dứt.
• Viêm phế quản
Khi các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường thở làm cho phế quản bị sưng và viêm, gây ra bệnh lý viêm phế quản. Bệnh dễ gặp khi thời tiết thay đổi, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và người già. Người mắc bệnh này thường có các triệu chứng: ho có đờm, sổ mũi, tức ngực, khó thở, thở khò khè,…
• Bệnh hen suyễn
Hen suyễn hay còn gọi hen phế quản là bệnh lý khiến người bệnh thường xuyên đau tức ngực, thở khó kèm theo tiếng rít, ho có đờm, mệt mỏi,… Những triệu chứng này thường diễn tiến nặng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như khói bụi khói thuốc lá, dị ứng thực phẩm, bị viêm phế quản, đường hô hấp trên…
• Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD):
COPD là bệnh hô hấp mạn tính không hồi phục, chức năng phổi mất đi theo thời gian. Bệnh nhân có triệu chứng khó thở thường xuyên, nhất là khi gắng sức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Làm cách nào để cải thiện tình trạng ho, khó thở?
Trong các trường hợp khó thở cấp tính ở mức độ trầm trọng, khó thở tăng đột ngột, không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, khó thở kèm theo tím tái, không thể xử trí tại nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để cấp cứu.
Điều đầu tiên giúp kiểm soát tình trạng khó thở là tìm ra nguyên nhân gây ra khó thở. Khi đã được thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ nguyên nhân gây ra khó thở để hướng dẫn điều trị phù hợp. Ngoài dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, một số việc đơn giản có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở mà bản thân người bệnh có thể làm được là:
– Tuân thủ điều trị: Kể cả khi đã được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn điều trị, nhiều bệnh nhân vẫn đánh giá sai lầm về vai trò của thuốc và tuân thủ dùng thuốc. Nhiều bệnh nhân mắc các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, COPD thường xuyên bỏ thuốc, đặc biệt là các thuốc dự phòng.
Xem thêm : Trả lời cho câu hỏi cảm cúm có gội đầu được không
Họ cho rằng khi nào lên cơn khó thở mới cần dùng thuốc, khi không có cơn khó thở thì không cần dùng vì lúc này đã hết bệnh. Chính nhận thức sai lầm này khiến cơn khó thở xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ ngày càng trầm trọng.
– Học kỹ thuật hít thở: Tùy vào bệnh lý gây ra khó thở mà các bác sĩ có thể hướng dẫn bạn một số kỹ thuật hít thở phù hợp.
– Tăng cường thể lực: Nhiều người cho rằng khi bị khó thở thì nên từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động thể thao. Nhưng thực tế thì ngược lại, nếu không thể dục, các cơ bắp của bạn sẽ yếu đi và kém hữu hiệu trong việc sử dụng oxy.
– Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng làm tăng tiết dịch ở khoang miệng, khiến cho tình trạng ho đờm trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất như cam, bưởi, mật ong, tỏi,… để cải thiện hệ miễn dịch.
– Có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi điều độ.
– Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược lành tính như trần bì (vỏ quýt), tô tử (tía tô), can khương (gừng khô), cam thảo, tỳ bà diệp, ngũ vị tử, bối mẫu, cát cánh, tế tân…để ngăn ngừa các triệu chứng ho, đờm, khò khè, khó thở.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp