Đi trễ ở đại học là thực trạng khá phổ biến hiện nay. Đi học muộn tưởng chừng như là điều bình thường, chẳng có gì to tát, nhưng thật ra lại mang đến nhiều tác hại to lớn mà sinh viên chưa lường trước được. Hãy cùng điểm qua 5 tác hại to lớn của việc đi học muộn nhé.
>> Hãy bỏ ngay thói quen đi trễ, giờ dây thun
Bạn đang xem: 5 Tác Hại To Lớn Khi Sinh Viên Đi Học Muộn
1. Mất điểm chuyên cần khi đi học muộn
Ở đại học, rất nhiều giảng viên sẽ có phần điểm danh đầu giờ một cách bất chợt để tính điểm chuyên cần. Tức là sẽ có buổi có điểm danh, có buổi không điểm danh, hoàn toàn ngẫu nhiên, các em sẽ không thể nào lường trước được. Vậy là lỡ mình vô tư đi học muộn ngay đúng buổi mà giảng viên điểm danh thì xem như mình mất luôn điểm chuyên cần rồi.
Tuỳ vào từng giảng viên mà điểm chuyên cần sẽ dao động từ 10% đến 20% trong điểm tổng kết môn học của mình luôn. Đây thật sự là con điểm dễ lấy nhất, mà nếu các em vì đi học muộn mà đánh mất điểm chuyên cần thì khá uổng phí luôn, nhiều khi lỡ điểm trung bình môn ra 4.8 hay 4.9 thì lại tiếc nuối cực kỳ, rồi lại ước là giá như mình không đi học muộn.
2. Bỏ lỡ bài kiểm tra đầu giờ khi đi học muộn
Xem thêm : Tắm lá chè xanh có bị đen da không? cách tắm lá chè xanh cho trẻ
Song song với việc điểm danh đầu giờ thì cũng có nhiều giảng viên sẽ cho làm bài kiểm tra đầu giờ đột xuất, tức là cũng không có báo trước. Nếu mà xui xui các em đi học muộn, đến trễ ngay đúng hôm có bài kiểm tra đầu giờ thì xem như lãnh ngay con 0 tròn trịa rồi. Điều này ảnh hưởng cực lớn đến kết quả tổng kết môn, vì các bài kiểm tra bất chợt này có thể chiếm đến 20% – 30% điểm tổng kết môn học.
3. Mất kiến thức khi đi học muộn
Ở 2 phần trước anh chỉ mới đề cập đến khía cạnh điểm số. Điểm số nghe có vẻ quan trọng đấy, nhưng thật ra kiến thức còn quan trọng hơn nhiều. Khi đi học trễ, các em cũng mất luôn kiến thức nữa đó. Những phần bài giảng mà các em đã bỏ lỡ khi đi học muộn thì ai sẽ giảng lại cho các em? Các em có tự đọc lại không? Liệu tự đọc lại thì các em có hiểu đúng hay không?
Chưa kể đến việc khi lỡ chưa hiểu kiến thức phần đầu buổi học thì các phần tiếp theo các em cũng khó mà hiểu được, dẫn đến việc mất kiến thức của cả một buổi học. Rồi liên đới tới các buổi học tiếp theo nữa, vì kiến thức của các buổi học đều liên quan tới nhau.
>> Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả trong học tập
4. Gây ấn tượng xấu với giảng viên
Xem thêm : Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Tiếp theo, việc thường xuyên đi trễ sẽ gây ấn tượng xấu trong mắt giảng viên. Mà ấn tượng như thế thì chẳng ai muốn. Giảng viên sẽ nhớ đến các em là một sinh viên thường xuyên đi học muộn. Họ cũng sẽ đánh giá các em vô tư đi trễ là vì không tôn trọng họ, vì không xem trọng việc học… Chính vì thế, các em không nên đi trễ nhiều đến mức khiến giảng viên phải nhớ đến mình với một ấn tượng không tốt như thế.
5. Bạn bè xa lánh, cảm thấy phiền phức
Các em đừng tưởng rằng mình đi học trễ thì nhờ bạn bè điểm danh giùm, rồi sau đó mượn vở bạn chép bài, rồi lỡ có kiểm tra đột xuất thì nhờ bạn làm bài giùm là xong. Không có đâu. Bạn bè sẽ cảm thấy các em phiền phức và dần xa lánh luôn đấy. Chẳng ai muốn chơi chung với một người suốt ngày đi trễ rồi nhờ vả mình làm những điều không đúng đắn (điểm danh giùm, làm kiểm tra giùm), vì điều đó vừa vi phạm đạo đức, vừa vi phạm nội quy của nhà trường, lỡ bị giảng viên phát hiện thì sao?
Trên đây chính là 5 tai hại to lớn của việc đi học muộn. Không chỉ thế, nếu thường xuyên đi trễ khi còn là sinh viên, nó sẽ tạo tiền đề xấu, tạo ra thói quen đi trễ khó bỏ. Nếu sau này các em đến trễ khi phỏng vấn xin việc, đến trễ trong các cuộc họp với khách hàng, đối tác thì sẽ thế nào? Chính vì thế, nếu mà các em đang có thói quen đi học trễ thì nên dần khắc phục nhé.
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
— ?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời. ? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,… Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích ? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp