Mặt khách quan của tội phạm là gì? Mặt chủ quan và khách quan của tội phạm?

1. Mặt khách quan của tội phạm là gì?

Mặt khách quan của tội phạm là mặt thể hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Những trạng thái, hành vi biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm chính là mang lại hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm có những dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác hại, thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

2. Phân tích mặt chủ quan của tội phạm:

Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện ở dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội chủ thể thực hiện hành vi.

Một, yếu tố lỗi

Lỗi ở đây được xác định là thái độ, tâm lý của người phạm tội, có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội đang cố tình thực hiện hành vi hay họ chỉ vô ý hoặc thấy nhưng lại chủ quan cho rằng hậu quả không xảy ra. Chính thái độ, suy nghĩ này đã gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cho người khác hoặc với cộng đồng. Vì vậy khi xem xét lỗi cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét lỗi dựa theo hai hình thức sau:

– Lỗi cố ý trực tiếp: Cụm từ “cố ý” đã thể hiện hết bản chất của hành vi lỗi này. Và cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự thì lỗi cố ý trực tiếp chính là người phạm tội thực hiện hành vi với ý chí cố tình thực hiện một cách trực tiếp và xét trong trường hợp “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho người khác hoặc cho xã hội, người này có thể nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm nhưng vân cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Lỗi cố ý gián tiếp: Cụm từ “gián tiếp” đã chỉ cho ý chí cổ ý nhưng với hành vi gián tiếp. Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự cũng giải thích cho khái niệm này là hành vi với lỗi của người phạm tội trong trường hợp người phạm tội đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy nhiên lại có ý chí không quan tâm và để mặc cho hậu quả đó xảy ra mặc dù không mong muốn hậu quả đó xảy ra.

– Lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin: “Vô ý phạm tội vì quá tự tin” được hiểu là hành vi phạm tội với suy nghĩ tự tin cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc xảy ra nhưng không nghiêm trọng như vậy. Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự cũng quy định lỗi vô ý quá tin là lỗi trong trường hợp “Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được”. Chính vì vậy, nhiều hậu quả xảy ra ngoài ý chí của người phạm tội

– Lỗi vô ý do cẩu thả: “Cẩu thả” được hiểu là người thực hiện hành vi là xuất phát từ bản tính cẩu thả, vô ý mà từ đó vô tình dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự chúng ta sẽ hiểu rằng đây là hành vi do cẩu thả là lỗi trong trường hợp “người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

Hai, yếu tố động cơ

Động cơ phạm tội là một trong những lý do khiến người phạm tội thực hiện hành vi, là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Việc xác định đúng động cơ phạm tội là yếu tố quan trọng để xác định tội danh và áp dụng hình phạt đúng nhất và chỉ có các cấu thành tội phạm của tội thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Trong một số ít trường hợp động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu cua cấu thành tội phạm cơ bản, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là tội phạm

Ba, yếu tố mục đích

Mục đích thực hiện hành vi phạm tội là xuất phát từ ý chí chủ quan hay là vô ý mà thực hiện hành vi hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra nhằm phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích này có dẫn đến hậu quả khác với mục đích ban đầu mà người thực hiện hành vi mong muốn. Và yếu tố mục đích chỉ xuất hiện đối với những tội phạm có lỗi cô ý trực tiếp.

3. Phân tích mặt khách quan của tội phạm:

Một, hành vi khách quan của tội phạm có 3 đặc điểm sau:

– Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Đây là đặc điểm cơ bản của dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm. Nó giúp chúng ta phân biệt giữa hành vi phạm tội với các hành vi khác. Khi xét đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan chúng ta sẽ cần phải xét đến hậu quả của hành vi gây ra cho xã hội, có đe dọa hoặc có dấu hiệu đe dọa cho chủ thể khác hoặc các quan hệ được xã hội, pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội chính là căn cứ quan trọng để có thể xác định được mức phạt chính xác.

– Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí của người phạm tội. Ý chí và ý thức của người phạm tội được xác định dựa trên cơ sở thống nhất giữa hai vấn đề này, bởi lẽ nhiều hành vi phạm tội được thực hiện trong trạng thái bị ép buộc, uy hiếp bắt buộc thực hiện hành vi và hậu quả gây ra không phải là kết quả mà người thực hiện hành vi phạm tội mong muốn đạt được. Không có sự kiểm soát của ý thức và ý chí thì hành vi không được coi là hành vi khách quan của tội phạm.

– Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái với quy định của pháp luật hình sự. Hành vi khách quan của bất cứ tội phạm nào cũng đều được quy định trong Luật hình sự. Do vậy, đã gọi là hành vi phạm tội thì bắt buộc hành vi đó phải trái pháp luật hình sự, nghĩa là hành vi đó được Luật hình sự quy định. Cụ thể các hành vi phạm tội đều được quy định trong Bộ luật hình sự và được áp dụng các chế tài xử lý phù hợp.

Tóm lại, mặt khách quan của tội phạm có thể được hiểu là tất cả những xử sự của con người được biểu hiện ra thế giới khách quan thông qua những hành vi nhất định nhằm mục đích gây ta thiệt hại, hoặc vô ý gây ra thiệt hại, xâm phạm đến các chủ thể, các mối quan hệ được pháp luật bảo vệ.

Hai, các dạng biểu hiện của hành vi khách quan

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì biểu hiện của hành vi khách quan sẽ thông qua hai hành động và không hành động.

  • Hành vi phạm tội không phải được biểu hiện bằng hành vi cụ thể thì mới có thể được xem là hành vi phạm tội. Dấu hiệu phạm tội được xác định thông qua việc cá nhân đó không thực hiện hành vi nào đó dẫn đến gây ra thiệt hại đến chủ thể khác… Hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, người phạm tội gây thiệt hại cho khách thể của nó bằng việc người phạm tội không thực hiện một hành vi cụ thể nào đó mà bắt buộc trong tình huống đó người phạm tội phải làm gì đó để có thể khắc phục hậu quả gây ra. Tuy nhiên, người phạm tội đã không làm bất cứ hành động nào mặc dù biết hậu quả có xảy ra người khác mặc dù bản thân có thể khắc phục hoặc hạn chế một phần hậu quả xảy ra.
  • Hành vi phạm tội dưới hình thức của hành vi phạm tội là việc chủ thể phạm tội trực tiếp gây ra hậu quả xâm hại đến chủ thể khác hoặc mối quan hệ được pháp luật bảo vệ thông qua hành vi cụ thể. Hành vi này có thể là hành động cầm dao đâm người, cầm cây, gậy…đánh người, dùng tay bóp cổ, hoặc trộm xe bằng cách bẻ khóa,…Pháp luật hình sự luôn dựa vào những yếu tố cấu thành tội danh của tội phạm để có xác định được chế tài phù hợp, đúng người, đúng tội. Bên cạnh đó, người phạm tội có thể sử dụng bộ phận trên cơ thể để gây ra hậu quả cho chủ thể khác như dùng tay, chân, đầu để đánh, bóp cổ hoặc có thể thực hiện hành vi giao cấu bằng dương vật.

Ba, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả

Hậu quả của hành vi phạm tội được xem là yếu tố duy nhất để xác định hành vi gây ra có phạm tội hay không. Chính vì vậy, giữa hành vi khách quan và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau, không thể tách rời được. Một hành vi khách quan được biểu hiến sẽ xem xét đến mức độ gây ra hậu quả. Về nguyên tắc, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình khi hành vi thực hiện gây ra hậu quả ảnh hưởng đến chủ thể khác, đến các mối quan hệ được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, khi xác định tội phạm ngoài việc xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi khách quan, chúng ta còn phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng.

Mục đích của hành vi khách quan chính là gây ra hậu quả, đây chính là mối quan hệ nhân quả được xác định trong luật hình sự. Một người chỉ vi phạm pháp luật khi hành vi khách quan dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu hậu quả của tội phạm được luật hình sự quy định là dấu hiệu bắt buộc thì quan hệ nhân quả cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm mặc dù nó không được phản ánh trực tiếp. Có hai cách thể hiện mối quan hệ nhân quả.

– Nhà làm luật có thể trực tiếp khẳng định việc hành vi khách quan gây ra hậu quả trong cấu thành tội phạm, qua đó gián tiếp ghi nhận dấu hiệu quan hệ nhân quả.

– Nhà làm luật chỉ cần mô tả hành vi và đặc điểm của đối tượng gắn liền với hành vi đó.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.