Triết học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Gọi là vấn đề cơ bản bởi dựa trên việc giải quyết các vấn đề này sẽ làm cơ sở để giải quyết các vấn đề còn lại của triết học. Nó bao gồm các vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức.
Vấn đề cơ bản của triết học trả lời hai câu hỏi lớn (hai mặt):
Bạn đang xem: Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học
Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định đến cái nào? Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh mình hay không?
Căn cứ vào việc giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học: “Con người có khả năng nhận thức được Thế giới hay không?”
Tuyệt đại đa số các nhà triết học ( cả các nhà duy vật và các nhà duy tâm) trả lời một cách khẳng định: Thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người
Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là Thuyết khả tri (Thuyết có thể biết). Thuyết khả chi khẳng định về nguyên tắc con người có thể hiểu được bản chất của sự vật. Nói cách khác, cảm giác, biểu tượng, quan niệm và nói chung ý thức mà con người có thể có được về sự vật về nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật.
Xem thêm : Thắc mắc: Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì đi xe máy được?
Học thuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là Thuyết bất khả tri (Thuyết không thể biết). Theo thuyết này, về nguyên tắc, con người không thể hiểu được bản chất của đối tượng. Kết quả nhận thức mà loài người có được chỉ là hình thức bề ngoài, hạn hẹp và cắt xén về đối tượng. Các hình ảnh, tính chất, đặc điểm… của đối tượng mà các giác quan của con người thu nhận được trong quá trình nhận thức, cho dù có tính xác thực, cũng không cho phép con người đồng nhất chúng với đối tượng. Đó không phải là cái tuyệt đối tin cậy.
- Thuyết khả tri:
a. Định nghĩa: là học thuyết khẳng định khả năng nhận thức của con người về thế giới. b. Nguồn gốc: có nhiều suy đoán về nguồn gốc của thuyết Khả tri trong đó hiện tại thuyết khả chi được gọi là thuyết Ngộ đạo:
-Thuyết ngộ đạo bắt nguồn từ các milieus Do Thái-Kitô giáo trong thế kỷ thứ nhất và thứ hai sau Công Nguyên. Các hệ thống này tin rằng thế giới vật chất được tạo ra bởi sự xuất hiện của Thần cao nhất, nhốt tia lửa thần thánh trong cơ thể con người.
-Thuyết ngộ đạo được chỉ định là một thuật ngữ của học thuật hiện đại. Nó được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà thơ và nhà triết học tôn giáo người Anh Henry More (1614-1687) người đã áp dụng nó cho các nhóm tôn giáo được gọi trong các nguồn cổ là gnostikoi (tiếng Hy Lạp: “những người có trí tuệ hoặc kiến thức”)
c. Đặc điểm:
-Khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật.
Xem thêm : Muốn chữa hôi nách bằng kem đánh răng phải biết điều này
-Cảm giác biểu tượng quan niệm và nói chung ý thức mà con người có được về sự vật về nguyên tắc là phù hợp với bản thân sự vật.
-Những người theo khả trì luận tin tưởng rằng nhận thức là một quá trình không ngừng đi sâu khám phá bản chất sự vật.
Các triết gia tiêu biểu:
-Feuerbach: Ông cho rằng con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới tự nhiên. Một người thì không thể nhận thức đầy đủ nhưng cả loài người qua các thế hệ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Đây là một ý kiến rất quan trọng bởi nó thúc đẩy con người tìm tòi thế giới xung quanh, từ đó tăng lượng tri thức, đặc biệt là trong những năm 90 của thế kỉ XX.
-Ph. Ăngghen: Con người có thể nhận thức được một cách đúng đắn bản chất của mọi sự vật và hiện tượng. Không có một ranh giới nào của vật tự nó mà nhận thức không thể vượt qua được.
Feuerbach Ph. Ăngghen
- Thuyết bất khả tri:
a. Định nghĩa: thuyết bất khả tri là học thuyết triết học phủ định khả năng nhận thức của con người.
- tiasang.com/-giao-duc/kant-va-bon-cau-hoi-cot-loi-7494/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp