Mặt trời là ngôi sao hay hành tinh?

1. Hệ mặt trời là gì?

1.1. Vũ trụ là gì?

Vũ Trụ là không gian vô tận có chứa các thiên hà. Còn thiên hà là tập hợp của các thiên thể bao gồm các vì sao, các hành tinh, các vệ tinh… cùng bức xạ điện từ, khí, bụi.

Trong vũ trụ hiện nay là ước tính là có khoảng 10 tỷ thiên hà. Chúng được mở rộng từ vụ nổ Bigbang khoảng 13 tỷ năm trước và hiện tại chưa xác định được kích thước. Trong thời điểm hiện tại, vũ trụ quan sát được có đường kính khoảng 28.5 tỷ parsec (tương đương 93 tỷ năm ánh sáng). Thiên hà chứa Mặt trời cùng với các hành tinh của nó tạo nên các Dải Ngân Hà.

1.2. Hệ mặt trời là gì?

Hệ Mặt trời hay còn được gọi với cái tên khác là Thái Dương hệ là một hệ hành tinh mà trong đó có mặt trời nằm ở trung tâm và xung quanh là các thiên thể thuộc phạm vi lực hấp dẫn trong hệ Mặt trời. Tất cả các hành tinh trong hệ đều hình thành bởi sự sụp đổ từ đám mây phân tử cực lớn cách đây khoảng 4,6 tỷ năm.

2. Tìm hiểu về hệ mặt trời

2.1. Hệ mặt trời hình thành như thế nào?

Theo nghiên cứu, hệ mặt trời bắt đầu hình thành từ khoảng 4,6 tỷ năm trước; Nguyên nhân xuất phát từ sự hấp dẫn của phần nhỏ thuộc đám mây phân tử khổng lồ. Tại thời điểm đó, hầu hết khối lượng bị suy sụp đều tích tụ ở trung tâm từ đó hình thành nên mặt trời. Theo các tài liệu nghiên cứu của các nhà thiên văn học thì sự hình thành của mặt trời trải qua hai giai đoạn: giai đoạn Tinh Vân mặt trời và giai đoạn hình thành Mặt trời.

2.2. Cấu trúc của hệ mặt trời:

Thiên thể chính trong hệ Mặt Trời là Mặt Trời, 1 ngôi sao kiểu G2 thuộc dãy chính chứa 99,86% khối lượng của cả hệ và vượt trội về lực hấp dẫn. 4 hành tinh khí khổng lồ của hệ chiếm 99% khối lượng còn lại, và khối lượng Sao Mộc kết hợp với khối lượng Sao Thổ thì chiếm >90% so với khối lượng tất cả các thiên thể khác.

Hầu hết các thiên thể lớn có mặt phẳng quỹ đạo gần trùng mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất, gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh nằm rất gần với mặt phẳng hoàng đạo, trong khi các sao chổi và vật thể trong vành đai Kuiper thường có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 1 góc lớn so với mặt phẳng hoàng đạo. Mọi hành tinh và phần lớn các thiên thể khác quay quanh Mặt Trời theo chiều tự quay của Mặt Trời (ngược chiều kim đồng hồ, khi nhìn từ trên cực Bắc của Mặt Trời). Nhưng cũng có một số ngoại lệ, như sao chổi Halley lại quay theo chiều ngược lại.

3. Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh:

3.1. Sự hình thành các hành tinh trong hệ mặt trời:

Các hành tinh trong hệ được tạo thành ở giai đoạn Tinh Vân Mặt Trời. Có sự hình thành đó là bởi mây bụi khí dạng địa sót lại sau quá trình hình thành Mặt trời. Phương pháp bồi tụ chính là phương thức mà các nhà khoa học đã chấp nhận.

Chính sự va đập vào nhau giữa chúng đã tạo thành một khối với đường kính 200m2. Khi các khối này va đập với nhau sẽ tạo thành những vật thể lớn hơn ước chừng 10km. Chúng tiếp tục lớn dần nhờ va chạm rồi tăng trưởng.

Cấu tạo phía bên trong Mặt trời tính từ tâm sẽ có 4 vòng gồm những phân tử dễ bay hơi và methanol ngưng tụ. Những vi thể hành tinh được sinh ra từ đây sẽ tạo ra hợp chất có độ nóng chảy cao. Những hợp chất đó chính là kim loại sắt, niken, nhôm và đá silicate. Các vật thể rắn sẽ dần hình thành những hành tinh đất đá.

Tại giai đoạn mới hình thành, các hành tinh vẫn ngập chìm trong đĩa khí bụi. Tốc độ quay quanh Mặt trời và áp suất ảnh hưởng đến các chất khí. Điều đó khiến sức cản sinh ra tạo nên truyền mô men động lượng. Nhờ đó mà các hành tinh dịch chuyển dần thành một quỹ đạo mới.

Lâu dần các hành tinh dịch chuyển vào phía trong đến khi đĩa tiêu tán rồi ổn định quỹ đạo đó cho đến ngày hôm nay.

3.2. Phân loại các hành tinh thuộc hệ mặt trời:

Các hành tinh trong hệ mặt trời thành 2 nhóm chính bao gồm:

– Hành tinh nhóm trong: Đây là những hành tinh có bề mặt ở dạng rắn, có chứa đá; Cụ thể bao gồm: Các hành tinh Sao Kim, Trái Đất, Sao Thuỷ và Sao hỏa.

– Hành tinh nhóm ngoài: Đây là những hành tinh khí bao gồm: Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Mộc, Sao Hải Vương. Riêng sao Hải Vương và Sao Thiên Vương.