Máy phát điện là thiết bị điện vô cùng quen thuộc đối với chúng ta. Thế nhưng cấu tạo máy phát điện, máy phát điện gồm những loại nào thì không phải ai cũng biết. Do đó, nếu như bạn là một người dùng máy phát điện; hãy đọc ngay bài viết sau để có thêm những thông tin vô cùng bổ ích về cấu tạo máy phát điện cũng như phân loại máy phát điện xoay chiều.
Có thể bạn quan tâm
Chắc chắn những thông tin dưới đây sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng máy phát điện.Và những ai chưa biết hoặc đang tìm hiểu về dòng máy này thì hãy tham khảo bài viết này nhé.
Bạn đang xem: Cấu tạo máy phát điện xoay chiều
1. Máy phát điện xoay chiều là gì?
Máy phát điện là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông thường sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Nguồn cơ năng sơ cấp có thể là các động cơ tua bin hơi, tua bin nước, động cơ đốt trong, tua bin gió hoặc các nguồn cơ năng khác.
Máy phát điện thực hiện ba chức năng: phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp. Hiện nay trên thị trường đang phổ biến hai loại máy phát điện chạy xăng và máy phát điện chạy dầu.
1.1/ Cấu tạo máy phát điện xoay chiều
Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều gồm 2 phần chính là động cơ và đầu phát.
Động cơ
Là nguồn năng lượng cơ học đầu vào của máy phát điện. Nguồn nhiên liệu của máy phát điện thường là Diesel, xăng, Propan (ở dạng lỏng và dạng khí) hoặc là khí thiên nhiên. Đối với động cơ nhỏ thường hoạt động bằng xăng. Trong khi máy phát công suất lớn có động cơ lớn hơn thì chạy bằng dầu Diesel, Propan lỏng hoặc khí tự nhiên.
Đầu phát
Đầu phát của máy phát điện là một tập hợp các bộ phận tĩnh và các thành phần có thể di chuyển được. Có chức năng sản xuất điện từ nhiên liệu cơ học được cung cấp. Các phần làm việc với nhau tạo ra chuyển động tương đối giữa từ và điện, do đó tạo ra điện.
• Cấu tạo rotor máy phát điện: gồm các nam châm điện chuyển động tạo ra từ trường quay. • Cấu tạo stato của máy phát điện: được tạo thành bởi hệ thống các cuộn dây điện cố định, giống nhau về kích thước. Có cấu tạo gồm một tập hợp các dây dẫn điện quấn lại tạo thành dạng cuộn trên một hình trụ rỗng lõi.
Bên cạnh 2 bộ phận chính trên còn các bộ phận cấu thành khác như: đầu phát, hệ thống nhiên liệu, làm mát, hệ thống xả, hệ thống bôi trơn,…
1.2/ Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều
Xem thêm : 5 loại cá mẹ bầu không nên ăn trong thời kỳ mang thai
Trước tiên, bạn cần hiểu rằng “máy phát điện không tạo ra điện”. Vì thực chất máy phát điện sử dụng năng lượng cơ năng mà nó được cung cấp để tạo ra các di chuyển của điện tích trong cuộn dây qua một mạch điện phía ngoài. Và dòng điện tích tạo nên nhờ vào dòng điện bên ngoài do máy cung cấp.
Thực chất, máy phát điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều. Tiết diện của cuộn dây tăng giảm có thể là do cuộn dây quay tròn hoặc nam châm quay tròn. Nếu chu trình cứ tái diễn liên tục như vậy thì sẽ hình thành nên dòng điện.
1.3/ Công dụng máy phát điện xoay chiều
Là một thiết bị vô cùng cần thiết và hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày. Công dụng chính của máy phát điện chính là cung cấp nguồn điện dự phòng khi mất điện lưới. Hoặc có thể gia tăng năng lượng điện cho việc sản xuất.
Đặc biệt là có thể hiệu chỉnh hoặc chỉnh lưu điện áp hàng ngày. Đây quả là một liệu pháp tốt giúp quá trình sinh hoạt và sản xuất công nghiệp diễn ra bình thường ngay cả khi mất điện.
- Tìm hiểu thêm về “Quy trình vận hành máy phát điện 3 pha” để biết cách vận hành loại thiết bị này nhé.
2. Phân loại máy phát điện xoay chiều
Nhà sản xuất phân loại máy phát điện dựa trên nguyên lý hoạt động. Có hai loại máy phát điện xoay chiều đó là máy phát điện 3 pha và máy phát điện 1 pha. Dưới đây là những thông tin chi tiết về 2 loại máy phát điện này. Các bạn có thể dựa vào nó để phân biệt được đâu là máy phát điện 1 pha, đâu là máy phát điện 3 pha.
2.1/ Máy phát điện 1 pha
Về cấu tạo máy phát điện 1 pha: vẫn gồm hai phần chính là roto và stato. Tùy theo công suất của máy phát điện mà cấu tạo của 2 bộ phận này có thể khác nhau. Đối với máy phát điện công suất lớn thì phần đứng là cuộn dây, phần quay sẽ là nam châm. Đối với máy phát điện công suất nhỏ thì ngược lại. Phần đứng yên sẽ được gọi là stato và phần chuyển động là roto.
Về nguyên lý hoạt động: vẫn là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Túc là, khi roto quay một suất điện động biến thiên sẽ được tạo ra và khi suất điện động này được đưa ra ngoài sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều.
2.2/ Máy phát điện xoay chiều 3 pha
Về cấu tạo máy phát điện 3 pha có cấu tạo tương tự như máy phát điện 1 pha.
• Cấu tạo Rotor máy phát điện 3 pha là 1 nam châm điện quay quanh trục cố định để tạo ra một lượng từ trường biến thiên phù hợp • Stato gồm 3 cuộn dây lệch nhau 120 độ và giống nhau về kích thước và số vòng.
Ngoài ra còn một số bộ phận khác như: vỏ máy phát, bạc lót, giá đỡ, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, vòng tiếp điện.
Về nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi nam châm bắt đầu quay trong cuộn dây cũng là lúc điện áp được hình thành. Điện áp này sẽ được sinh ra giữa hai đầu của cuộn dây và tạo nên dòng điện xoay chiều.
3/ So sánh máy phát điện xoay chiều và máy phát điện 1 chiều
3.1/ Giống nhau
Xem thêm : Đi Sai Làn Đường Phạt Bao Nhiêu Tiền? Mức Phạt 2023
Cả hai loại máy phát điện đều là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ.
Trong công nghiệp; máy phát điện giúp doanh nghiệp đáp ứng nguồn điện kịp thời khi nguồn điện lưới quá tải; mất điện đột ngột làm ảnh hưởng đến sản xuất không bị gián đoạn.
Còn trong nông nghiệp và các ngành dịch vụ khác; máy phát điện giúp cung cấp nguồn năng lượng điện phục vụ công tác tưới tiêu; nâng cao năng suất lao động tạo động lực cho các ngành này phát triển mạnh mẽ.
3.2/ Khác nhau
Máy phát điện một chiều sẽ sử dụng 2 vành khuyên để làm nhiệm vụ đảo chiều của dòng điện khi mà khung dây quay trong từ trường để đảm bảo dòng điện tạo ra khi đưa ra ngoài luôn là một chiều nhất định.
Đối với máy phát điện xoay chiều thì dòng điện tạo ra sẽ là 2 nửa chi kỳ. Thế nên hai cực của máy phát điện sẽ không cần có vành khuyên làm nhiệm vụ đảo chiều; mà chỉ cần vành tiếp điện để đưa điện ra ngoài mà thôi. Thường thì dòng điện xoay chiều được sử dụng cung cấp điện cho các thiết bị hoạt động..
Máy phát điện xoay chiều sử dụng nam châm điện. Còn máy phát điện một chiều sử dụng nam châm vĩnh cửu.
4/ Những lưu ý khi sử dụng máy phát điện xoay chiều
Bất cứ một thiết bị điện muốn sử dụng được lâu dài thì phải có kiến thức vận hành tốt. Có như vậy máy mới hoạt động tốt và tránh được những rủi ro trong quá trình vận hành. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần đặc biệt quan tâm:
• Thường xuyên kiểm tra và luôn giữ các thiết bị cắm điện và các kết nối điện trong trạng thái an toàn. • Chọn máy phát điện phải phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí hoặc thiếu hụt công suất. • Phân bổ công suất của máy phát điện sao cho phù hợp. • Giữ điện áp, tần số và công suất hoạt động ở phạm vi cho phép. • Chú ý đến âm thanh của máy phát điện khi chạy.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về máy phát điện xoay chiều. Để có thể hiểu biết chuyên sâu hơn về máy phát điện; mời bạn đọc theo dõi tại chuyên mục “Kinh Nghiệm Tổng Hợp Về Máy Phát Điện” của chúng tôi nhé.
Quý khách hàng có nhu cầu mua máy phát điện vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất. HÀ NỘI: • Địa chỉ: Lô E12/6, Đường Mạc Thái Tổ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy • Hotline: 0934.145.789 • info@vnetco.com TP HỒ CHÍ MINH: • Địa chỉ: 69 Đường Số 7, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân • Hotline: 093.1216.333 • info@vnetco.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp