Ăn nho nhiều có thể có thể khiến bạn bị tiêu chảy hoặc nhiễm độc. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn nho được không và ăn như thế nào thì an toàn cho cả mẹ và bé. Xem ngay bài viết sau để biết chi tiết.
Xem thêm:
Bạn đang xem: Bầu 3 tháng đầu ăn nho được không? 4 lưu ý mẹ bầu không thể bỏ qua
- Bầu 3 tháng đầu ăn ổi được không? Những lưu ý quan trọng cần biết
- Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? 10 lợi ích bất ngờ từ sung
- Mang bầu 3 tháng đầu có ăn táo được không?
1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn nho được không?
Bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn ăn nho được. Bởi nho là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Theo nghiên cứu, trong 100g nho tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
Thành phần Hàm lượng Công dụng đối với bà bầu 3 tháng đầu Đường 15,48g Giúp bổ sung năng lượng Chất xơ 0,9g Tốt cho hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón Chất béo 0,16g Dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động và bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về mặt nhiệt độ,… Đạm 0,72g Cải thiện sức khỏe cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ thần kinh,… Vitamin C 3,2mg Tăng cường khả năng hấp thụ sắt, tăng cường sức khỏe miễn dịch và làm đẹp da,… Vitamin K 14,6µg Ngăn ngừa tình trạng đông máu và ngăn ngừa thiếu hụt vitamin K,… Vitamin E 0,19mg Làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim, hỗ trợ thị lực,… Vitamin B6 0,086mg Duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, trao đổi chất,.. Acid folic 2µg Phòng ngừa thiếu máu và ngăn ngừa những sự thay đổi của DNA có thể dẫn đến ung thư,… Canxi 10mg Hỗ trợ và tăng cường sức khỏe xương khớp Magie 7mg Thư giãn mạch máu, hỗ trợ vận chuyển kali,… Kali 191mg Tốt cho sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp,… Kẽm 0,07mg Cải thiện sức khỏe não bộ, tăng cường sức khỏe xương khớp,…
Ngoài những dưỡng chất đã nêu ở bảng trên, quả nho còn chứa một số dưỡng chất có lợi cho sức khỏe khác giúp mẹ xác định bầu 3 tháng đầu ăn nho được không như: Thiamin, Riboflavin, Niacin, Acid pantothenic… Nhờ vào thành phần dinh dưỡng trong quả mà nho đã được chứng minh là mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe khác nhau.
Cả nho xanh và nho đỏ đều chứa nhiều thành phần hữu ích, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Sử dụng nho ở dạng khô khi mang thai là hoàn toàn an toàn, đồng thời nó còn cung cấp các dưỡng chất cho thai nhi bao gồm: chất xơ, sắt, canxi.
Từ những điểm trên ta có thể đưa ra một số kết luận như sau:
- Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn nho để tốt cho sức khỏe. Riêng ba tháng cuối của thai kỳ thì nên tránh vì tính chất sinh nhiệt của nó.
- Bầu chỉ không nên ăn nho khi gặp một số trường hợp dưới đây: Tiểu đường thai kỳ, tăng cân quá mức, bị dị ứng với nho, đang mắc chứng khó tiêu, hệ tiêu hóa yếu.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không?
2. Tác dụng của nho với bà bầu và thai nhi 3 tháng đầu
Dù nho là loại hoa quả quen thuộc nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết hết các công dụng mà loại quả này mang đến cho sức khỏe của mình và bé trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
2.1. Tác dụng của nho với bà bầu
Các dưỡng chất có trong quả nho mang đến nhiều tác lợi ích khác nhau cho sức khỏe mẹ bầu đặc biệt là ở mẹ bầu 3 tháng đầu như:
Tăng cường hệ miễn dịch
Nho là loại trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất và đặc biệt rất nhiều chất chống oxy hóa khác nhau như flavonoid, anthocyanin, linalool, tanin,… Đây đều là các chất đã được chứng minh là có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Ngăn ngừa táo bón
Hàm lượng chất xơ trong nho tương đối lớn, do đó khi các mẹ bầu thường xuyên bổ sung nó vào chế độ ăn của mình phần nào có thể giúp mẹ bầu tránh được các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa đặc biệt là tình trạng táo bón – tình trạng thường xảy ra khi mang thai.
Bổ sung máu cho bà bầu
Theo nhiều chuyên gia, bổ sung nho vào thực đơn là một trong những cách bổ sung máu tự nhiên tốt cho phụ nữ mang thai. Nho có chứa hàm lượng sắt cao từ đó giúp mẹ bầu duy trì được mức huyết sắc tố ở mức ổn định.
Bên cạnh đó, việc sử dụng nho ở dạng chế biến khô hay nước ép trong quá trình mang thai đều rất tốt vì nó có thể giúp làm giảm tình trạng thiếu máu.
Giảm hình thành máu đông
Quả nho được xem là một loại thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng đông máu tự nhiên vì một số hoạt chất có trong nó có tác dụng làm hạn chế sự sản sinh ra vitamin K của cơ thể.
Chính vì thế khi sử dụng nho có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng đông máu trong quá trình mang thai và cả khi bước sang giai đoạn chuyển dạ.
Giảm tình trạng phù nề
Phù nề là tình trạng phổ biến xảy ra hầu hết ở các mẹ bầu, nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do lưu lượng chất lỏng trong có thể các mẹ có xu hướng tăng lên cùng với các mô giữ nước nhiều hơn khiến tay, chân của các bà bầu thường sưng phù lên.
Chính vì thế, việc sử dụng nho là một cách mà các mẹ bầu nên sử dụng để làm giảm tình trạng giữ nước của cơ thể bởi hàm lượng canxi và magie của nó tương đối cao.
Một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, canxi và magie là hai khoáng chất có tác dụng làm giảm tình trạng phù nề rất tốt.
Xem thêm : Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ Đẽo cày giữa đường?
Cải thiện làn da
Trong thành phần dinh dưỡng của quả nho thì vitamin E và K là hai vitamin có hàm lượng cao. Đây là hai vitamin có khả năng hoạt động như các chất chống oxy hóa giúp tăng cường tái tạo làn da, giúp da sáng hơn, chống lại các tác nhân gây lão hóa da và giúp da đều mà hơn.
Hầu hết khi mang bầu các mẹ thường xuất hiện nám, sạm và tàn nhang. Vì vậy, việc bổ sung nho có thể giúp cải thiện tình trạng lão hóa của da.
2.2. Tác dụng của nho với thai nhi
Bà bầu 3 tháng đầu ăn nho được không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn mang đến nhiều công dụng cho thai nhi như:
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho bé yêu
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu dưỡng chất của các mẹ bầu thường tăng lên để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi ngay từ những ngày đầu.
Các vitamin nhóm B là loại vitamin được tìm thấy rất nhiều với hàm lượng cao. Như chúng ta đã biết, vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển hóa của cơ thể từ đó giúp thai nhi nhận được nhiều hơn các dưỡng chất từ mẹ.
Bên cạnh đó, vitamin A và flavonol cũng là hai hoạt chất có trong quả nho rất tốt cho sự phát triển thị lực của thai nhi.
Phát triển hệ thần kinh thai nhi
Như chúng ta đã biết, nho có chứa một hàm lượng acid folic đáng kể, đây là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với quá trình hình thành cũng như phát triển hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ khi đang còn trong bụng mẹ đặc biệt là ở những tháng đầu.
Ngoài ra, trong những tháng đầu thai nhi, việc mẹ bổ sung đầy đủ acid folic đầy đủ có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Chính vì vậy, việc thêm loại quả này vào chế độ ăn là một trong những phương pháp bổ sung acid folic hiệu quả, giúp hệ thống não bộ và thần kinh của thai phát triển hoàn thiện hơn.
Hỗ trợ hình thành xương và răng cho thai nhi
Acid folic và canxi là hai hoạt chất có trong quả nho, chúng là những hoạt chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của hệ thống xương, răng của thai nhi. Do đó, việc bổ sung hai dưỡng chất này bằng quả nho có thể giúp em bé của mẹ phát triển được tốt hơn, toàn diện hơn.
3. Cách ăn nho có tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
Dù được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày ở nhiều gia đình nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nho hợp lý. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn nho được không, ăn như thế nào thì tốt cho mẹ và bé. Dưới đây là 5 điều mẹ cần lưu ý.
- Số lượng: Bất kỳ loại hoa quả nào cũng thế ăn quá nhiều không những không đem lại tác dụng mà còn mang đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe và quả nho cũng vậy. Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn 100g – 200g nho/tuần.
- Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn hạt nho, nhất là với những ai đang sử dụng các thực phẩm bổ sung vì hoạt chất có trong hạt nho có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng với thực phẩm bổ sung ở mẹ bầu.
- Tuyệt đối không ăn quả nho chung với một số loại thực phẩm khác như sữa, nước khoáng, cá, dưa leo… vì chúng có thể khiến dạ dày mẹ khó chịu hay tệ hơn là gây tình trạng ngộ độc thực phẩm.
- Cần chú ý chọn mua nho ở những cửa hàng có nguồn gốc an toàn, đảm bảo chất lượng.
- Nên rửa sạch và ngâm nho với nước muối loãng trước khi ăn để đảm bảo an toàn. Đồng thời hãy loại bỏ vỏ bởi vì phần vỏ có thể gây ra tình trạng khó tiêu khi ở những người mang thai.
4. Gợi ý một số món ăn từ nho cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bà bầu 3 tháng đầu ăn nho được không chỉ nho tươi mà có thể ăn nho theo một số phương pháp khác để tránh bị nhàm chán như:
NƯỚC ÉP NHO
Nước ép nho là thức uống mẹ bầu có thể dễ dàng chế biến lại chứa nhiều chất dinh dưỡng mẹ có thể dùng làm nước giải khát trong mùa hè nóng nực.
Nguyên liệu: 250gram nho tươi, nước cốt ½ quả chanh, đường.
Thực hiện:
- Nho mua về rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút thì vớt ra, rửa sạch lại bằng nước, để ráo.
- Cho nho vào máy ép, ép lấy nước và cho nước ép ra ly. Thêm vào ly nước ép nước cốt chanh và một chút đường, khuấy đều cho đường tan hết là được. Nếu muốn uống mát, mẹ bầu có thể cho thêm một chút đá.
NHO KHÔ
Nho khô là loại thực phẩm phổ biến có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nho tươi. Mẹ có thể dễ dàng mua nho khô ở bất cứ cửa hàng, siêu thị nào hoặc có thể tự tay chế biến theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo an toàn.
Nguyên liệu: Nho tươi: 2kg; đường: 200 gram.
Thực hiện:
- Nho mua về rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 1 – 2 giờ rồi vớt ra, rửa sạch lại bằng nước và để ráo. Mẹ nên để nho nguyên quả nhé.
- Đun sôi 1 nồi nước lớn sau đó cho nho vào đun nhanh trong khoảng 30 giây là tắt bếp. Chuẩn bị sẵn một nồi nước đá, sau đó vớt nho ra cho vào nồi nước đá và ngâm khoảng 2 – 3 phút thì vớt ra, để cho vỏ nho thật khô.
- Dùng kéo cắt rời từng quả sau đó đem nho đi sấy khô. Mẹ có thể sấy nho bằng cách phơi nắng hoặc dùng lò sấy. Sấy cho đến khi nho khô hoàn toàn là được.
CHÈ NHO TRÁI CÂY
Xem thêm : Các hình thức thực hiện pháp luật? (Cập nhật 2024)
Đây là một món ăn kết với nhiều nguyên liệu khác cũng rất tốt mà bầu 3 tháng đầu ăn nho được không thể từ chối. Mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Nguyên liệu: 100 gram hạt sen tươi; 50 gram nho khô; 100 gram đường; 1,5L nước.
Thực hiện:
- Hạt sen mua về rửa sạch, đem đun trong nồi nước cho tới khi hạt sen nhừ hẳn thì cho đường vào đun tiếp.
- Khi đường đã tan hoàn toàn thì cho nho khô vào. Đun khoảng 15 – 20 phút là được.
MỨT NHO
Đối với các mẹ bầu hảo ngọt thì mứt nho là một sự lựa chọn không thể bỏ qua. Với công thức này mẹ có thể dễ dàng thực hiện để đảm bảo an toàn.
Nguyên liệu: Nho: 500 gram; đường: 140 gram; nước cốt của 1 quả chanh.
Thực hiện:
- Nho mua về rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch lại bằng nước rồi để ráo và tiến hành tách bỏ hạt.
- Cho đường và nước cốt chanh, nho tách hạt vào một chảo lớn, trộn đều và ngâm trong khoảng 30 phút.
- Cho chảo trên lên bếp đun với ngọn lửa vừa, khi thấy đường sôi thì hạ nhỏ lửa, đun cho tới khi đường sánh lại thì tắt bếp. Sau đó cho hỗn hợp trên lên vỉ, có thể đem đi phơi nắng hoặc sấy bằng lò nướng đến khi nho ráo, sờ không dính tay là được. Bảo quản mứt nho trong bình kín và để vào ngăn mát tủ lạnh nhé.
5. Tác hại của việc ăn nho không đúng cách
Không chỉ riêng nho mà đối với tất cả các loại thực phẩm nếu sử dụng không đúng cách đều mang đến nhiều tác dụng không mong muốn. Sau đây là một số tác dụng phụ khi sử dụng nho không đúng cách mà mẹ bầu nên biết:
- Nhiễm độc: Khi ăn nho quá nhiều đồng nghĩa với việc các bà bầu sẽ nạp vào cơ thể một lượng lớn resveratrol – đây là một hợp chất có hại cho sức khỏe mẹ bầu gây mất cân bằng nội tiết tố và đặc biệt là gây nên nhiều biến chứng cho thai nhi.
- Tiêu chảy: Những quả nho đen và đỏ có lớp vỏ dày thường rất khó để tiêu hóa rất không thích hợp với những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém. Ngoài ra, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn nho chưa chín bởi có thể gây ra tình trạng ợ nóng, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Tăng chỉ số đường huyết: Vì nho có hàm lượng đường tự nhiên nhiều do đó, khi ăn quá nhiều nho có thể làm tăng lượng đường trong máu đặc biệt không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
6. Hỏi – đáp vấn đề liên quan khi bà bầu ăn nho
Để hiểu hơn về bầu 3 tháng đầu ăn nho được không cũng như cách sử dụng của nó thì các mẹ bầu không nên bỏ qua các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Mang thai tháng mấy thì bắt đầu ăn nho được?
MEDIPLUS trả lời: Ngay từ những ngày đầu mang thai thì mẹ bầu có thể sử dụng được nho rồi nhé, đặc biệt là thời kỳ 3 tháng đầu. Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của cả mẹ và né. Nó là loại hoa quả dễ ăn, tuy nhiên mẹ bầu cũng chỉ nên ăn ở hàm lượng vừa đủ để tránh các tác dụng không mong muốn nhé.
Câu hỏi 2: Loại nho nào tốt nhất cho bà bầu trong các loại nho (nho móng tay, nho xanh, nho Ninh Thuận, nho đỏ, nho không hạt) hoặc nho tươi – nho khô?
MEDIPLUS trả lời: Mẹ bầu có thể ăn bất kỳ loại nho nào mà mình thích nhưng nên chọn loại nho hữu cơ, nho sạch để đảm bảo an toàn. Nên mua nho ở những địa chỉ uy tín và đảm bảo chất lượng. Đừng vì tiếc tiền mà mua ở những nơi có nho không rõ nguồn gốc và không có chứng thực về mặt sản phẩm.
Câu hỏi 3: Mang thai 3 tháng đầu ăn nho khô được không?
MEDIPLUS trả lời: Đáp án là có nhé. Mẹ bầu mang thai ba tháng đầu có thể sử dụng được nho nhé. Nho chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bổ sung dưỡng chất giúp sự phát triển của thai nhi được tốt hơn và hoàn thiện hơn.
Câu hỏi 4: Có nên bóc vỏ khi ăn nho không?
MEDIPLUS trả lời: Nếu mẹ mua nho ở những địa điểm uy tín, chất lượng và đảm bảo an toàn thì nên ăn cả vỏ nhé vì vỏ cũng chứa một lượng dưỡng chất cao. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém thì khi ăn nho đỏ và nho đen nên bóc bỏ vỏ vì lớp vỏ của 2 loại nho này khá dày, khó tiêu hóa.
7. Các loại quả nên ăn và nên tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Ngoài việc giải đáp thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn nho được không các mẹ cũng nên quan tâm đến các loại hoa quả có thể ăn và nên tránh trong giai đoạn này.
Các loại quả mẹ bầu nên ăn
Ngoài nho thì trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu nên bổ sung thêm một số loại hoa quả khác như:
- Quả lựu: Nó giúp các mẹ phòng tránh nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt và ngăn ngừa rạn da. Bên cạnh đó, nó còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và sức khỏe của da. Tuy nhiên các mẹ bầu chỉ nên sử dụng 1 quả lựu mỗi ngày thôi nhé.
- Táo: Táo là một loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao, cao hơn 7 lần so với cam. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như: chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A, các vitamin nhóm B, kali, acid folic. Đây đều là những hoạt chất cần thiết cho quá trình mang thai.
- Đu đủ chín: Đây là loại hoa quả mà mẹ bầu có thể sử dụng trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu. Đu đủ có chứa hàm lượng vitamin A, C, canxi, sắt và không chứa tinh bột. Do đó, việc bổ sung đu đủ vào thực đơn có thể giúp mẹ bầu cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ đặc biệt là rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp thai nhi phát triển tốt hơn.
Các loại hoa quả mà mẹ bầu không nên ăn
Không phải loại quả nào cùng phù hợp với phụ nữ mang thai, sau đây là một số loại quả mà mẹ bầu không nên sử dụng trong 3 tháng đầu:
- Dứa: Phụ nữ mang thai ba tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng dứa vì dứa có chứa các bromelain – là một chất gây nên các cơn co thắt tử cung và có thể gây nên tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Đu đủ xanh: Mặc dù đu đủ chín rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu nhưng các loại đu đủ xanh và ương thì lại ngược lại. Chúng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và các mẹ bầu nên tránh tuyệt đối không được dùng trong giai đoạn 3 tháng đầu vì chúng có chứa các enzyme có thể dẫn đến cơn co thắt tử cung gây sảy thai.
- Nhãn: Quả nhãn là loại trái cây có hàm lượng glucose cao, do đó, bà bầu sử dụng nhiều loại trái cây này có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, táo bón và nổi mụn nhọt. Do đó, để tránh các tác dụng không mong muốn trên các mẹ không nên sử dụng loại trái cây này.
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giải đáp được thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn nho được không của các mẹ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai, mẹ bầu có thể liên hệ đến hotline 1900 3366 để được hỗ trợ tốt nhất.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp