Mẹo trị hóc xương gà hiệu quả tại nhà bạn nên biết

Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng hóc xương cá, hóc xương gà qua đường ăn uống, đừng lo hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để điều trị nhanh chóng tình trạng này tại nhà chỉ với vài bước đơn giản nhé!

Triệu chứng khi hóc xương gà

Triệu chứng thường xuất hiện ngay sau khi bị hóc xương gà có thể khiến bệnh nhân thường cảm thấy đau khi nuốt, có cảm giác vướng ở vùng cổ. Ăn uống bị gián đoạn, và sau sự cố hóc xương, người bệnh có thể không thể tiếp tục ăn uống hoặc có cảm giác cản trở khi nuốt nước bọt.

Ngay sau khi nghi ngờ mình bị hóc xương hoặc thức ăn, bệnh nhân thường thực hiện các động tác có thể gây hại như thò tay vào móc họng, cố nuốt nước hoặc thử đẩy dị vật ra bằng các vật dụng như que đũa. Hành động này có thể làm tổn thương niêm mạc vùng họng và hạ họng, tạo điều kiện cho việc bám vào hay cản trở quá trình loại bỏ dị vật.

Mẹo trị hóc xương gà hiệu quả tại nhà bạn nên biết 1Hóc xương gà khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức khi nuốt

Nếu dị vật không được loại bỏ, triệu chứng viêm nhiễm có thể xuất hiện sau khoảng 24 đến 48 giờ. Bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác đau khi nuốt, khó khăn trong việc ăn uống và tăng tiết nước bọt. Đau ở vùng cổ và cảm giác quay đầu có thể là những dấu hiệu thường gặp nhất.

Hóc xương gà có nguy hiểm không?

Xương gà thường có cấu trúc sắc, nhọn, và cứng hơn so với một số loại xương khác. Do đó, một số bác sĩ chuyên khoa đã cho rằng xương gà là một loại dị vật nguy hiểm khi bị hóc, có thể gây nguy cơ tử vong nếu không được loại bỏ kịp thời. Nhiều người khi bị hóc xương gà thường cố tự lấy ra bằng tay khi phát hiện, tuy nhiên, đây là hành động có thể làm sâu xương và mang lại nhiều tác động xấu. Hóc xương gà nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số tình trạng sau đây:

  • Viêm niêm mạc thực quản: Xương gà sắc và nhọn có thể mắc vào họng hoặc thực quản, gây trầy xước và chảy máu. Nếu xương cắm sâu và không được loại bỏ, có thể gây viêm nhiễm và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến thủng thực quản.
  • Nhiễm trùng: Nếu xương gà không được loại bỏ sớm, tình trạng viêm có thể phát triển thành ổ mủ. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi nuốt, không thể ăn uống được và có thể xuất hiện triệu chứng ra máu. Do đó bạn cần nên đến cơ sở y tế gần nhất kịp thời để tránh nguy cơ nhiễm trùng nặng.
  • Vỡ mạch máu: Vùng cổ tập trung nhiều mạch máu lớn, khi bị hóc xương gà, có nguy cơ cao hơn về việc vỡ mạch máu. Điều này có thể dẫn đến mất máu nhiều và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Thủng động mạch chủ: Nếu xương gà mắc tại khu vực quai động mạch chủ, có thể gây thủng động mạch chủ, đồng thời tạo ra cảm giác đau, tức ngực và khó thở. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải thực hiện mổ mở lòng ngực để loại bỏ xương gà.
  • Hậu quả nguy hiểm tại phổi: Nếu ổ mủ trong thực quản không được xử lý, nó có thể lan xuống trung thất và màng phổi, gây đau ngực và khó thở.

Mẹo trị hóc xương gà đơn giản tại nhà

Nếu chỉ bị hóc xương gà nhẹ, bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian bên dưới. Còn đối với các trường hợp hóc xương nặng, bạn không được tự ý áp dụng bất kì phương pháp dân gian nào tại nhà, thay vào đó cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Rau má

Rau má không chỉ nổi tiếng với khả năng thanh mát giúp giải nhiệt cơ thể, mà còn có thể được sử dụng để giúp giảm hóc xương gà hiệu quả. Phương pháp này tương tự như cách nuốt cơm nguội, nhưng việc sử dụng rau má có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

Mẹo trị hóc xương gà hiệu quả tại nhà bạn nên biết 2Rau má giúp bạn giảm tình trạng hóc xương gà hiệu quả

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm rau má, rửa sạch, sau đó đặt vào miệng, nhai thật nhuyễn và sau đó nuốt xuống. Phần rau má đã được nhai nhuyễn sẽ giúp đẩy xương gà đang bị hóc xuống dạ dày.

Tỏi

Tỏi là một nguyên liệu phổ biến trong bếp mỗi gia đình, đồng thời cũng là lựa chọn phù hợp khi bạn bị hóc xương cá. Cách sử dụng tỏi để giải quyết tình trạng này cũng rất đơn giản.

Đầu tiên, bạn sử dụng tay để vị trí chính xác vùng cổ họng bị hóc xương. Sau đó, chuẩn bị một nắm tỏi đã được lột vỏ, đặt vào lỗ mũi phù hợp với vị trí của hóc xương (nếu hóc tại họng phải, đặt vào lỗ mũi bên trái và ngược lại). Bạn hãy dùng tay bịt mũi và hít thở qua miệng. Mùi thơm mạnh mẽ của tỏi có thể khiến bạn hắt xì, giúp xương bị hóc trượt ra khỏi vùng bị kẹt.

Vỏ cam

Việc ngậm và nuốt vỏ cam cũng là một phương pháp khác trong số những mẹo hữu ích để xử lý tình trạng hóc xương gà tại nhà. Khi bị hóc xương, bạn có thể ngậm một miếng vỏ cam trong khoảng vài phút. Nước từ vỏ cam sẽ giúp làm mềm phần xương gà bị kẹt. Sau đó, nhai nhuyễn và nuốt phần vỏ cam trong miệng. Hành động này giúp đẩy xương gà bị hóc vào trong dạ dày.

Mẹo trị hóc xương gà hiệu quả tại nhà bạn nên biết 3Nước từ vỏ cam sẽ giúp làm mềm phần xương gà

Những điều cần lưu ý khi hóc xương gà

Khi bạn bị hóc xương gà, việc xử lý rất quan trọng, cần được thực hiện một cách khoa học và chính xác. Để đảm bảo an toàn, hạn chế tình trạng khẩn cấp, quan trọng nhất là giữ cho bản thân bình tĩnh và tránh thực hiện một số hành động sau:

  • Không dùng tay móc họng lấy xương: Hành động này có thể gây nguy hiểm vì xương có thể không thể nào lấy ra mà ngược lại còn bị đẩy sâu vào. Ngoài ra, nó cũng có thể gây tổn thương cho vùng họng và thực quản như xước, rách và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không khạc nhổ: Vì hành động này có thể làm tăng cảm giác đau rát và khó chịu ở vùng cổ họng, thậm chí có thể gây hậu quả đến thực quản của bạn.
  • Dùng kẹp y tế chuyên dụng gắp xương: Đây là cách thực hiện đơn giản, an toàn và thường được áp dụng cho trường hợp xương gà bị mắc ở vị trí bên ngoài, dễ lấy. Bên cạnh đó, dược sĩ sẽ sử dụng sự hỗ trợ của hệ thống máy theo dõi định vị để xác định chính xác vị trí xương bị hóc, tránh làm tổn thương vòm họng.
  • Không uống quá nhiều nước hoặc tiếp tục dùng cơm: Nhiều người vẫn cho rằng việc ăn nhiều cơm và uống 2 lít nước mỗi ngày có thể làm cho xương bị hóc trôi xuống dạ dày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc này có thể làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương đâm thủng mạch máu, cuống họng hoặc ổ bụng.
Mẹo trị hóc xương gà hiệu quả tại nhà bạn nên biết 4Bạn không nên khạc nhổ vì sẽ gây cảm giác đau rát ở cổ họng

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về một số mẹo trị hóc xương gà nhẹ. Cần lưu ý rằng những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tự điều trị hóc xương tại nhà là điều rất nguy hiểm. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thể tránh được những nguy cơ tiềm ẩn thông thường có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi hóc xương.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây dị vật đường thở và nguyên tắc phòng ngừa
  • Hướng dẫn sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật đường thở