Nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng, sốt ruột khi thấy con trằn trọc, ngủ không ngon giấc. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc. Cùng theo dõi nhé!
- Vì sao trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét?
- Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Dấu hiệu và giải pháp hiệu quả
Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc
Đối với trẻ sơ sinh, con cần ngủ 15 – 18 tiếng mỗi ngày, khoảng 2 – 3 tiếng mỗi cữ, không phân biệt ngày hay đêm. Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thần kinh và hình thành cảm xúc của trẻ. Vì vậy, để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc, mẹ có thể áp dụng một số mẹo hay dưới đây:
Bạn đang xem: 13 mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, ít giật mình
Đặt dao cùn ở đầu giường
Người xưa tin rằng, đặt con dao cùn ở đầu giường sẽ giúp xua đuổi ma quỷ, tà khí đang trêu chọc con. Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc này được lưu truyền từ lâu và được các mẹ khá tin tưởng.
Làm gối đinh lăng
Đinh lăng là loại thảo dược tốt cho sức khỏe, với mùi thơm dịu nhẹ, mang lại tác dụng an thần và ổn định giấc ngủ. Vì lý do đó, ngày nay nhiều người đã tận dụng lợi ích của loại lá này để làm gối ngủ ngon cho trẻ. Trên thị trường có bày bán rất nhiều loại gối này, tuy nhiên mẹ có thể tự làm tại nhà vì cách thực hiện cũng khá đơn giản.
Đặt vỏ cam, quýt, chanh trong phòng ngủ
Cam, quýt, chanh, những loại trái cây có cùng một đặc điểm chung, đó là chứa nhiều tinh dầu, giúp thư thái tinh thần, điều hòa lưu thông máu. Từ đó đưa trẻ vào giấc ngủ êm ái và nhẹ nhàng. Với mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc này, mẹ chỉ cần đặt vỏ cam, quýt hoặc chanh trên đầu giường hoặc treo trong góc phòng là được.
Dùng cành dâu tằm
Theo quan niệm xưa, trẻ còn nhỏ, cơ địa yếu ớt dễ bị bắt vía hoặc bị các thế lực tâm linh trêu trọc. Vì vậy, ông bà thường đặt một cành dâu tằm trong phòng để giúp trẻ hết quấy. Dâu tằm được coi là loại cây có thể xua đuổi tà khí, ma quỷ. Qua đó giúp trẻ ngủ ngon.
Treo tỏi ở đầu giường
Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc tiếp theo đó là treo tỏi đầu giường. Tương truyền, tỏi có tác dụng tốt trong xua đuổi tà khí, trấn an tinh thần. Vì vậy, người yếu bóng vía luôn mang theo một nhánh tỏi khi ra đường, nhất là vào ban đêm. Với trẻ ngủ không ngon giấc hay giật mình, cha mẹ có thể treo một chùm tỏi ở đầu giường hoặc đặt tỏi vào túi áo của bé nhé!
Xông phòng bằng bồ kết hoặc tinh dầu
Xem thêm : Trứng gà và trứng vịt giống và khác nhau thế nào?
Xông phòng bằng bồ kết hoặc các loại tinh dầu như tràm, bạc hà,… cũng là mẹo giúp trẻ ngủ sâu giấc khá hiệu quả. Việc làm này không những mang lại cho trẻ cảm giác thư thái, thoải mái mà còn tiêu diệt vi khuẩn có hại, cho bé một đường thở thông thoáng. Qua đó giúp bé hết khóc, ngủ giật mình vào ban đêm.
Chuẩn bị trước khi vào giấc ngủ
Trước khi đến giờ ngủ, hãy tạo cho bé một không gian yên tĩnh và thoải mái nhất. Đảm bảo rằng trẻ được ngủ nơi thoáng đãng, đủ tối và không có tiếng ồn. Ngoài ra, cần chú trọng đến chất liệu của chăn, gối, nệm sao cho mang lại cho bé cảm giác dễ chịu và êm ái.
Massage trước khi ngủ
Massage trước khi ngủ mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp bé ngủ ngon, bao gồm: thư giãn cơ thể và giảm căng thẳng, tăng cường gắn kết giữa mẹ và bé, kích thích tuần hoàn máu giúp cơ thể bé thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ,…
Sử dụng âm nhạc hoặc hát ru
Âm nhạc có thể kích thích thị giác và thính giác, giúp bé tập trung vào những giai điệu và quên đi những suy nghĩ, lo lắng, từ đó đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn.
Ăn ít hơn vào ban đêm
Đối với mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ chắc hẳn sẽ chưa nghĩ tới việc điều chỉnh cữ bú. Tuy nhiên, việc giảm số lần bú vào ban đêm là một mẹo, cách giúp trẻ ngủ ngon. Thông thường, với các bé mới sinh, việc cắt giảm cữ bú đêm sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, đối với bé có thể ngủ xuyên đêm (từ tuấn thứ 6), mẹ có thể xem xét để tập cho bé ăn với lịch mới. Theo đó, giấc ngủ của bé sẽ được kéo dài ra nhờ việc cắt giảm bú đêm.
Cho bé vận động ngoài trời
Một trong những mẹo dân gian giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc đó là cho bé tận hưởng không khí trong lành vào ban ngày. Đồng thời dành thời gian cho bé chơi đùa ở nơi thoáng khí bằng cách cho bé đi dạo, đi tắm nắng hoặc picnic,.. Vận động có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và tăng cường sự linh hoạt cơ thể. Từ đó giúp bé dễ dàng thư giãn và chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé vận động trước khi ngủ. Bởi khi cơ thể bị kích thích quá mức sẽ làm cho bé trở nên quá hưng phấn, khó vào giấc ngủ hơn.
Cho bé ngủ độc lập
Mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc tiếp theo phải kể đến đó là tập cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi, xe đẩy hoặc một góc riêng của bé chứ không phải trong vòng tay của bé. Đôi khi trẻ sẽ thức giấc giữa đêm và việc ngủ trên tay mẹ mà lại thức giấc ở chỗ khác có thể khiến bé hoang mang và bật khóc.
Ba mẹ cần theo dõi dấu hiệu buồn ngủ của trẻ, đặt trẻ vào nôi, xe đẩy và bắt đầu dỗ con. Nếu bé đang trong cữ bú, mẹ nên kết hợp trò chuyện, hát,… để giữ bé tỉnh ngủ. Đến khi con hoàn thành cữ bú, mẹ mới nên ru ngủ bé.
Đảm bảo bé có đủ chất dinh dưỡng
Xem thêm : Thẻ Căn cước công dân có định vị được không?
Mẹo giúp bé sơ sinh ngủ ngon đó là tránh để con đói bụng. Bé đi ngủ với chiếc bụng rộng sẽ nhanh chóng tỉnh giấc, khóc và đòi mẹ cho bé. Do đó, mẹ nên cho bé bú đủ cữ và đủ liều lượng nhé!
Những lưu ý khác giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc
Bên cạnh những mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc kể trên, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cho trẻ ngủ đủ vào ban ngày: Cha mẹ cần đảm bảo con ngủ đủ giấc vào ban ngày để cơ thể khỏe khoắn, dễ ngủ hơn khi đêm xuống. Nói như vậy không có nghĩa là không cho trẻ ngủ vào ban ngày. Điều này sẽ khiến trẻ mệt mỏi, dẫn đến quấy khóc và khó ngủ vào ban đêm hơn. Cha mẹ nên cân bằng lịch sinh hoạt của trẻ một cách hợp lý
- Điều chỉnh cữ bú: Cắt giảm bú đêm sẽ giúp giấc ngủ của trẻ được dài hơn, tránh bị gián đoạn. Tuy nhiên, thói quen này cần điều chỉnh từ từ không nên quá hồi thúc làm ảnh hưởng đến trẻ
- Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời: Những đứa trẻ vận động nhiều vào ban ngày sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho bé vận động quá mạnh hoặc chịu kích thích quá mức. Điều này sẽ khiến bé dễ bị ngủ mơ
- Hãy để giờ ngủ là khoảng thời gian thư thái nhất: Để bé ngủ ngon, sâu giấc, cha mẹ hãy đưa trẻ rời xa các thiết bị điện tử. Thay vào đó, hãy ôm con vào lòng, đọc truyện, hát ru hoặc massage để con cảm nhận tình yêu và sự quan tâm của ba mẹ
Giấc ngủ quan trọng với trẻ sơ sinh như thế nào?
Trẻ sơ sinh chỉ thức khi ăn và đi vệ sinh. Thời gian còn lại, bé sẽ dùng để ngủ, đây là thói quen khó bỏ của con khi còn là bào thai. Trong 3 năm đầu đời, sự phát triển của các tế bào não có liên quan mật thiết đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Dưới đây là một số lợi ích của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ:
- Hỗ trợ phát triển chiều cao tối ưu
- Cải thiện chức năng não bộ
- Đảm bảo cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương
- Nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể, hỗ trợ cải thiện miễn dịch
- Giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, stress
- Mang đến cho trẻ nhiều năng lượng tích cực cho một ngày mới
Những tác nhân gây rối loạn giấc ngủ trẻ
Trước khi cung cấp một số mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu những tác nhân làm trẻ phiền nhiễu, ngủ không ngon giấc nhé!
Tác nhân sinh lý
Có hai chu kỳ giấc ngủ: REM (biểu hiện chuyện động mắt nhanh, nhịp thở, nhịp tim nhanh, não tăng chuyển hóa) và NREM (không chuyển động mắt nhanh). Ở trẻ nhỏ, giấc ngủ REM chiếm phần lớn trong tổng thời gian ngủ, vì vậy chỉ cần lay nhẹ là trẻ có thể tỉnh giấc.
Do đó, khi trẻ bước vào những mốc phát triển, chẳng hạn như biết lẫy, biết bò, biết ngồi,… thì ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ quá đói hoặc quá no cũng sẽ khó ngủ hơn bình thường.
Tác nhân bệnh lý
Trẻ mắc các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa,… đều có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Sai lầm trong việc cho trẻ ngủ
- Giấc ngủ quá dài: Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm
- Giấc ngủ bị lệ thuộc vào các yếu tố xung quanh: Sử dụng các vật dụng như nôi, võng để ru trẻ ngủ có thể khiến giấc ngủ của trẻ bị lệ thuộc. Nếu thiếu chúng trẻ sẽ không thể ngủ ngon
- Các yếu tố bên ngoài tác động: Ánh sáng quá chói, tiếng ồn lớn là những nguyên nhân khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, việc thay đổi chỗ ngủ mới cũng khiến trẻ khó ngủ
Trên đây là tổng hợp một số mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc. Tùy vào tính cách và thời gian biểu của từng bé mà mẹ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Hãy theo dõi Fitobimbi thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp