1. Vì sao mẹ nên bổ sung cá hồi vào thực đơn ăn dặm của bé?
Cá hồi là một loại cá béo có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại rất nhiều lợi ích cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Theo đó, cá hồi chứa hàm lượng Vitamin D dồi dào – một dưỡng chất thiết yếu giúp chắc khỏe xương và hỗ trợ phát triển thể chất cho trẻ em trong giai đoạn đầu đời.
Đặc biệt, cá hồi rất giàu chất béo tốt Omega 3. Dưỡng chất này hỗ trợ bé phát triển trí não, từ đó tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, Omega 3 còn có tác dụng cải thiện thị lực, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của con.
Bạn đang xem: Mách mẹ 10 cách làm cháo cá hồi cho bé ăn dặm bổ dưỡng
2. Bé có thể ăn cháo cá hồi vào tháng thứ mấy?
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau 6 tháng đầu tiên bú mẹ hoàn toàn, từ 7 tháng tuổi bé có thể ăn dặm với món cháo cá hồi từ 7 tháng tuổi trở đi.
Lưu ý, khi bé mới bắt đầu tiếp xúc với cá hồi và các loại cá biển nói chung, mẹ chỉ nên cho bé thử tập ăn với lượng nhỏ, sau đó theo dõi xem con có bị dị ứng không. Nếu con không bị dị ứng, mẹ có thể tăng lượng thịt cá hồi trong những lần ăn dặm tiếp theo.
3. Tổng hợp 10 công thức nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm bổ dưỡng
Dưới đây là 10 công thức nấu cháo cá hồi cho bé đơn giản nhưng không kém phần thơm ngon, bổ dưỡng:
3.1. Cháo cá hồi phô mai
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 200g phi lê cá hồi.
• 150g gạo lứt.
• 15g phô mai.
• 50g nấm hương.
• 50ml sữa tươi không đường.
• Dầu mè, hành ngò.
Cách chế biến:
• Rửa sạch cá hồi và ngâm trong sữa tươi không đường trong khoảng 10 phút để loại bỏ mùi tanh. Sau đó rửa sạch, để ráo.
• Xay nhuyễn cá, hấp chín.
• Ngâm gạo lứt với nước khoảng 1 tiếng.
• Ngâm nấm hương với nước khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch, băm nhuyễn.
• Hành ngò rửa sạch, cắt nhuyễn.
• Loại bỏ nước ngâm gạo và cho một lượng nước khác vào để tiến hành nấu cháo.
• Khi cháo nhừ thì cho cá hồi và nấm hương vào.
• Nêm thêm chút dầu mè để gia tăng hương vị.
• Khi cháo sôi thì cho một miếng phô mai vào nồi cháo cá hồi cho bé là hoàn tất.
3.2. Cháo cá hồi măng tây
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 150g cá hồi.
• 30g măng tây.
• 300g gạo tẻ.
• 30ml sữa tươi không đường.
• ½ củ gừng.
Cách chế biến:
• Ngâm cá hồi với sữa tươi không đường khoảng 10 phút để khử mùi tanh, rửa sạch, để ráo.
• Xay nhuyễn cá, hấp chín với gừng.
• Măng tây rửa sạch, băm nhuyễn.
• Vo gạo và bắt đầu nấu cháo.
• Khi cháo nhừ, cho măng tây và cá hồi vào, thêm chút dầu mè để món ăn thêm thơm ngon.
3.3. Cháo cá hồi yến mạch
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 20g phi lê cá hồi.
• 30g yến mạch.
• 20ml sữa tươi không đường.
• Rau mùi, giá, hành lá, dầu ô liu.
Cách chế biến:
• Ngâm cá hồi cùng với sữa tươi không đường trong 10 phút để khử mùi tanh, sau đó rửa kỹ lại với nước sạch.
• Xay nhuyễn cá hồi, xào cá hồi với hành phi thơm.
• Ngâm yến mạch với nước khoảng 5 phút.
• Rửa sạch rau mùi, giá, hành lá rồi băm nhuyễn.
• Đun sôi yến mạch đến khi nhừ thành cháo.
• Khi cháo sôi, cho cá hồi vào, khuấy đều rồi cho rau mùi, hành lá, giá vào, tắt bếp.
• Cho cháo ra bát, thêm một thìa dầu ô liu để tăng vị thơm ngon.
3.4. Cháo cá hồi bí đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị:
Xem thêm : Vận chuyển 1kg ma túy đá bao nhiêu năm tù?
• 200g cá hồi phi lê.
• 200g bí đỏ.
• ½ bát gạo tẻ.
• 2 thìa dầu ăn trẻ em.
• 2 lát gừng.
• 1 thìa giấm.
• Hành lá, gia vị.
Cách chế biến:
• Rửa sạch cá với nước pha giấm, sau đó dùng khăn thấm ráo miếng cá để khử mùi tanh.
• Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt mỏng, đem đi hấp chín và nghiền nhuyễn.
• Rửa sạch hành lá, tách riêng phần đầu và phần lá, băm nhuyễn.
• Đun sôi nồi nước, cho cá hồi cùng một chút muối vào luộc trong 5 phút. Tiếp theo, bạn vớt cá để nguội, nghiền nhuyễn.
• Phi thơm đầu hành băm nhuyễn, cho cá hồi vào xào đến khi cá săn lại.
• Gạo tẻ ngâm nước 1 tiếng cho nở rồi vo sạch, đem đi nấu cùng với nước luộc cá.
• Khi cháo nhừ, bạn vặn nhỏ lửa, cho cá hồi, bí đỏ vào và khuấy đều tay đến khi cháo sôi thì tắt bếp.
3.5. Cháo cá hồi hạt sen
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 220g cá hồi phi lê.
• 10g hạt sen tươi.
• 10g đậu xanh.
• ⅓ bát gạo tẻ.
• Nước hầm xương gà.
• 2 củ hành tím khô.
• 1 khúc tỏi tây.
• Hành lá, ngò rí, gừng, giấm.
• Gia vị (nước mắm, dầu mè, muối, đường phèn, hạt nêm).
Cách chế biến:
• Rửa sạch cá hồi cùng chút giấm để khử mùi tanh, để ráo.
• Ướp cá với ½ thìa hạt nêm, 1 thìa dầu mè, 1 thìa nước mắm, 1 thìa gừng, ít hành tím băm, lá chanh và ngò rí trong 15 phút.
• Hấp cá đến khi chín thì xay nhuyễn.
• Bỏ tâm hạt sen, rửa sạch, vớt để ráo.
• Ngâm đậu xanh với nước nóng cho mềm.
• Rửa sạch tỏi tây với nước, nướng sơ với lửa.
• Vo sạch gạo nếp, sau khi ráo nước thì bắc chảo lên bếp và rang sơ gạo. Sau đó cho nước hầm xương gà vào nấu cháo.
• Cho đậu xanh, hạt sen vào cháo, vớt bọt để nồi cháo trong hơn. Đừng quên khuấy liên tục để cháo không bị cháy..
• Khi cháo sôi thì cho vào ít hành tím, tỏi tây cắt nhỏ.
• Khi thấy cháo chín nhừ, cho cá hồi và ngò rí vào, múc ra bát cho bé thưởng thức.
3.6. Cháo cá hồi khoai môn
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 100g cá hồi.
• 1 chén gạo tẻ.
• 7 chén nước.
• 1 củ khoai môn.
• 2 miếng rong biển sấy khô.
• ½ củ hành tím.
• 1 muỗng dầu ăn.
Cách chế biến:
• Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, bào thành sợi nhỏ rồi luộc khoai ở lửa vừa.
• Hành tím băm nhuyễn.
• Dùng muối chà xát lên da cá hồi để khử mùi tanh, sau đó rửa lại thật sạch với nước.
• Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím rồi cho cá hồi vào áp chảo đến khi thịt cá săn lại, vàng đều 2 mặt thì tắt bếp và dầm nát cá.
• Nấu cháo ở lửa vừa cho đến khi sôi lăn tăn thì hạ lửa nhỏ, ninh trong khoảng 30 phút.
Xem thêm : Những lợi ích đáng kinh ngạc khi ăn cá hồi có thể bạn chưa biết!
• Khi cháo nhừ thì đổ hết phần cháo và cá hồi vào nồi nước luộc khoai môn, khuấy đều và đun sôi trong 5 phút thì tắt bếp.
• Cho cháo ra bát, rắc lên trên một ít rong biển cho bát cháo thêm thơm ngon.
3.7. Cháo cá hồi rau ngót
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 20g phi lê cá hồi.
• 30g rau ngót.
• ½ chén gạo tẻ.
Cách chế biến:
• Cá hồi rửa sạch với nước pha muối, sau đó luộc sơ khoảng 3 phút, loại bỏ da và nghiền nát thịt.
• Rau ngót nhặt lá, vò nát, xay nhuyễn và chắt lọc nước, bỏ phần bã rau.
• Nấu cháo đến khi cháo chín nhừ thì cho cá hồi vào khuấy đều tay.
• Khi cháo sôi, cho nước rau ngót vào nấu 1 – 2 phút thì tắt bếp.
3.8. Cháo cá hồi rau dền
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 50g phi lê cá hồi.
• 100g rau dền.
• ½ bát gạo.
• 1 muỗng cà phê dầu ô liu.
Cách chế biến:
• Cá hồi rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại với nước, để ráo.
• Rau dền nhặt lá, rửa sạch, cắt nhuyễn.
• Luộc cá hồi trong khoảng 2 phút cho thịt cá vừa chín tới thì vớt ra, bỏ da, dầm nhỏ thịt.
• Vo gạo và bắt đầu nấu cháo. Khi cháo sôi thì cho cá hồi vào.
• Khi cháo nhừ hoàn toàn thì cho rau dền vào, đun sôi khoảng 3 phút thì tắt bếp. Vậy là có ngay món cháo cá hồi cho bé bổ dưỡng.
3.9. Cháo cá hồi đậu Hà Lan
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 30g cá hồi phi lê.
• 50g gạo tẻ.
• 15g đậu Hà Lan.
• 100ml sữa tươi không đường.
• 2 củ hành tím khô.
• ½ thìa bột tỏi.
• 2 thìa dầu ăn trẻ em.
Cách chế biến:
• Ngâm cá hồi với sữa khoảng 10 phút để loại bỏ mùi tanh. Sau đó rửa sạch, thấm cho ráo nước và thái miếng nhỏ.
• Ướp cá hồi với ⅓ thìa tiêu xay, ½ thìa bột tỏi, ½ thìa hạt nêm trong 15 phút. Tiếp theo, sau khi chiên cá hồi trên lửa nhỏ đến khi cá chín đều thì tắt bếp, để nguội, nghiền nhuyễn.
• Đậu Hà Lan rửa sạch, luộc khoảng 4 phút thì vớt ra, để nguội và bóp lấy phần hạt đậu, nghiền nhuyễn.
• Nấu cháo chín thì cho đậu và cá hồi vào, khuấy đều trong 3 phút đến khi cháo mịn lại thì tắt bếp.
3.10. Cháo cá hồi rong biển
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 30g cá hồi.
• ⅓ bát gạo tẻ.
• 20ml sữa tươi không đường.
• Lá rong biển khô.
• Củ nén.
• Dầu ô liu.
Cách chế biến:
• Ngâm cá hồi trong sữa tươi không đường khoảng 10 phút để loại bỏ mùi tanh, sau đó rửa sạch và thấm khô.
• Hấp sơ cá hồi, khi cá chín thì nghiền nhuyễn.
• Cho một ít dầu ô liu vào chảo, phi thơm củ nén rồi cho cá hồi nhuyễn vào, xào chín.
• Ngâm rong biển với nước sau đó vớt ra, hấp sơ, xay nhuyễn.
• Cho gạo và nước vào nồi rồi nấu chín. Khi bắt đầu sôi thì cho cá và rong biển vào là hoàn thành món cháo cá hồi cho bé thơm ngon rồi.
Trên đây là tổng hợp 10 công thức nấu món cháo cá hồi cho bé cực đơn giản, nhanh chóng nhưng không kém phần bổ dưỡng. Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã có thêm nhiều ý tưởng giúp “biến hóa” thực đơn ăn dặm của bé thêm phong phú và dinh dưỡng. Lưu bài viết và áp dụng ngay thôi mẹ ơi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp