Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta sẽ thốt lên những câu nói có chứa thành phần tình thái như “sao mà buồn ngủ dữ”, “lâu ghê ta”,… Tuy nhiên chúng ta lại không hoàn toàn hiểu rõ về thành phần này. Vậy hôm nay hãy cùng DINHNGHIA.com.vn tìm hiểu xem thành phần tình thái là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Thành phần tình thái là gì?
Thành phần tình thái (hay thành phần biệt lập tình thái) là thành phần nằm trong cấu trúc câu nhưng lại không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu, dùng để thể hiện thái độ/góc nhìn của người nói hoặc người viết đối với sự việc được nói đến, đôi khi cũng là để thể hiện cách nhìn nhận thái độ, cách đánh giá với người nghe.
Bạn đang xem: Thành phần tình thái là gì? Dấu hiệu và các ví dụ của thành phần tình thái
Ví dụ: “Muộn mất rồi, đành phải về nhà thôi”; “Thôi thì mai đi học vậy”; “Giờ đi ngủ thôi vậy”,….
Tác dụng và chức năng của thành phần tình thái
Thành phần tình thái vốn rất đa dạng vậy nên sẽ có nhiều loại thành phần tình thái khác nhau, từ đó sẽ mang đến các công dụng, chức năng khác nhau tuỳ thuộc vào cách dùng của người viết. Tuy nhiên chúng có thể được tóm gọn lại như sau:
Tác dụng
Nhờ vào thành phần tình thái, ta biết được cách nhìn nhận của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu mặc dù chúng thường sẽ không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. Có thể nói tác dụng của nó là góp phần cho câu trở nên đặc biệt hơn, ý của người nói được diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc hơn.
Chức năng
Không chỉ riêng gì các thành phần tác động rõ ràng đến câu như chủ ngữ, vị ngữ mới có chức năng trong câu, thành phần biệt lập tình thái cũng có chức năng riêng của nó:
- Đầu tiên là để tạo ra một câu theo mục đích nói.
- Thứ hai là để biểu thị sắc thái biểu cảm – biểu thị cho câu nói cụ thể như:
Xem thêm : Học Phí Khóa Học Về Thiết Kế Đồ Họa Chuyên Nghiệp
– Thái độ hoài nghi, nghi ngờ .
– Thái độ ngạc nhiên, bất ngờ.
– Thái độ cầu mong, trông chờ.
Dấu hiệu để nhận biết thành phần tình thái
Các yếu tố được xem là dấu hiệu để nhận biết được thành phần biệt lập tình thái trong câu thường sẽ là:
- Các yếu tố tình thái chỉ độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu: Thường sẽ là các từ như “chắc chắn”, “chắc hẳn”, “chắc vậy rồi”… ý chỉ độ tin cậy cao. (Ngược lại với các từ “có lẽ”, có thể”,… chỉ độ tin cậy thấp).
Ví dụ: Chắc hẳn anh ấy phải mệt lắm.
- Các từ gắn với ý kiến của người nói đối với sự việc được nói đến: Thường thấy như: “theo tôi”, “ý tôi là”, “theo ý tôi thì”,…
Ví dụ: Theo tôi thấy là cô ấy không làm được đâu.
- Các từ ngữ mang yếu tố chỉ thái độ hoặc mối quan hệ của người nói và người nghe: “à”, “nhé”, “hử”, “nhỉ”,…
Ví dụ: Trông người ngợm thằng bé này gầy còm ông nhỉ.
Ví dụ về thành phần tình thái
Các ví dụ về câu chứa thành phần tình thái sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng:
- Ví dụ 1: “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”
Trước chủ ngữ có từ “chắc” là từ ngữ chỉ độ tin cậy trong câu, dấu hiệu của thành phần tình thái. Từ “chắc” cho thấy đây chỉ là lời phỏng đoán của người kể chuyện với mức độ chắc chắn cao nhưng khi bỏ từ “chắc” này đi, nghĩa trong câu vẫn không thay đổi.
- Ví dụ 2: “Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.”
Tương tự như câu trên, trong câu văn có nghĩa sự việt là anh Sáu cười vì không thể khóc bởi anh rất khổ tâm, đây là nghĩa gốc của thông tin. Tác giả thêm từ “có lẽ” mang nghĩa phỏng đoán và từ “có lẽ” này chính là thành phần biệt lập tình thái của câu.
Xem thêm:
- Slide là gì? Cách tạo slide chuyên nghiệp và các thuật ngữ liên quan
- CPS là gì? Một số thuật ngữ quan trọng Marketer cần phải biết
- Bách hợp, bách nữ là gì? Các thuật ngữ hay dùng trong truyện bách hợp
Sau khi xem xong bài viết vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu được khái niệm thành phần tình thái là gì và những ví dụ liên quan đến thành phần này. Hãy theo dõi DINHNGHIA.com.vn để có thể biết thêm nhiều bài viết hay và bổ ích khác nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp