Khi nào cần phải đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo? Có thể kinh doanh trang phục trong những hình thức nào?… Liên hệ ngay 0932 068 886 khi bạn cần tư vấn kỹ hơn về pháp lý thành lập cửa hàng quần áo.
Đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo đang được rất nhiều người nhất là những bạn trẻ có máu kinh doanh và có một gu thời trang mong muốn được khởi nghiệp, mở 1 cửa hàng cho riêng mình. Vậy việc mở cửa hàng quần áo theo đúng pháp luật có khó không, có những quy định nào, có điều gì cần lưu ý thì mời bạn hãy đọc qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo thực hiện như thế nào?
Xin giấy phép kinh doanh khi mở cửa hàng quần áo có cần thiết?
Thông thường các ngành nghề sẽ chia ra thành 2 loại chính là ngành nghề có điều kiện và ngành nghề không điều kiện.
Khi muốn hoạt động trong ngành nghề không có điều kiện thì chỉ cần thực hiện một thủ tục là đề nghị giấy phép đăng ký thành lập công ty.
Còn khi muốn hoạt động trong ngành nghề có điều kiện thì cần phải thực hiện 2 thủ tục: đề nghị cấp giấy phép chứng nhận thành lập và xin giấy phép kinh doanh.
Đối với việc kinh doanh cửa hàng quần áo đây không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cho nên không cần phải xin giấy phép kinh doanh.
Có cần xin giấy chứng nhận thành lập khi mở cửa hàng quần áo không?
Trong Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP có nội dung về các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh, cùng xem liệu kinh doanh cửa hàng quần áo có thuộc trường hợp nào trong quy định này không nhé? Các cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Hoạt động mua/ bán không có địa điểm có định hay còn được gọi là buôn bán rong.
- Hoạt động mua/ bán những vật dụng nhỏ lẻ hay còn được gọi là buôn bán vặt
- Hoạt động mua/ bán hàng hóa theo từng chuyến từ nơi này tới nơi khác cho người mua sỉ hoặc lẻ hay còn được gọi là buôn chuyến.
- Hoạt động thực hiện các dịch vụ nhưng không có địa điểm cố định như đánh giày, bán vé số, vẽ tranh, chụp ảnh,…
- Và các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh khác
Theo đó, có thể thấy kinh doanh cửa hàng quần áo không thuộc 1 trong những trường hợp nêu trên nên cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo cụ thể là thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận thành lập.
Các hình thức đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo hiện nay
Xem thêm : Thuốc ngủ Stilux-60 có hại không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp 2021 có quy định về các hình thức kinh doanh, theo đó kinh doanh cửa hàng quần áo có thể được đăng ký hoạt động dưới 2 hình thức sau:
- Hộ gia đình: Khi cửa hàng dự định thành lập có quy mô nhỏ, được thành lập bởi 1 người hoặc các thành viên trong 1 gia đình. Với số vốn ban đầu nhỏ và số lượng lao động ít hơn 10 người thì chỉ cần đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh.
- Doanh nghiệp: Còn đối với cửa hàng dự định thành lập có quy mô lớn hoặc có nhiều người chung góp vốn không có quan hệ huyết thống và có số lao động trên 10 người thì phải đăng ký theo hình thức thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cửa hàng quần áo
Thành lập hộ kinh doanh là mô hình được lựa chọn chủ yếu hiện nay để kinh doanh cửa hàng quần áo do đây là loại hình kinh doanh đơn giản, chi phí bỏ ra thấp, dễ quản lý các hoạt động vận hành, thuế,….
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để nộp cho cơ quan chức năng được quy định tại Điều 87 Nghị Định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Giấy tờ pháp lý định danh các cá nhân thành lập hộ kinh doanh bao gồm chủ hộ kinh doanh và thành viên hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp các thành viên về việc thành lập hộ kinh doanh
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện các thủ tục
- Cùng một số giấy tờ khác nếu cần.
Chủ hộ kinh doanh soạn thảo một bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và thực hiện quy trình dưới đây để đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo.
Quy trình
Sau khi đã có bộ hồ sơ hoàn chỉnh người được ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ hoạt động.
Cán bộ, viên chức sẽ đưa lại giấy hẹn cho người nộp hồ sơ. Trong vòng 3 ngày nếu hồ sơ được chấp thuận cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu không sẽ có thông báo bằng bằng văn bản tới hộ kinh doanh và nêu rõ lý do.
Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, hộ kinh doanh không nhận được hồi âm nào thì chủ hộ có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng quần áo
Khi không thuộc các trường hợp để được thành lập hộ kinh doanh thì muốn đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo thì người chủ cần phải thực hiện đăng ký thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp
Các loại doanh nghiệp mà có thể kinh doanh cửa hàng quần áo bao gồm:
- Công ty tư nhân
- Công ty TNHH
- Công ty hợp danh
- Công ty cổ phần
Mã ngành nghề
Ngành nghề kinh doanh cửa hàng quần áo cũng rất là đa dạng, bạn có thể lựa chọn trọng các ngành nghề để hoạt động cửa hàng chuyên doanh như sau:
- Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da (Mã 4771) và các ngành hàng chi tiết hơn với mã 47711, 47712, 47713.
- Bán lẻ hàng may mặc đã qua sử dụng (Mã 47741)
Hồ sơ
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau, hồ sơ để đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo cũng khác nhau. Để có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, bạn có thể liên hệ cho công ty Quang Minh qua số điện thoại để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, bài viết này sẽ đề cập những giấy tờ căn bản như sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ pháp lý định danh các thành viên (cá nhân, tổ chức) thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Biên bản họp các thành viên về việc thành lập doanh nghiệp, thành lập cửa hàng.
- Văn bản ủy quyền cho chủ thể thực hiện thủ tục
Quy trình
Sau khi đã có bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Cán bộ, viên chức sẽ đưa lại giấy hẹn cho người nộp hồ sơ. Trong vòng 3 ngày nếu hồ sơ được chấp thuận cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận thành lập công ty nếu không sẽ có thông báo bằng bằng văn bản tới hộ kinh doanh và nêu rõ lý do.
Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, hộ kinh doanh không nhận được hồi âm nào thì chủ hộ có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật.
Đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo cũng có nhiều điều cần lưu ý và hồ sơ, quy trình thực hiện trong mỗi loại hình kinh doanh lại có những điều khác nhau. Bạn có thể liên hệ để nhận tư vấn miễn phí Công ty Quang Minh, một công ty uy tín đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất về dịch vụ thành lập công ty:
Bài viết liên quan:
Thủ tục thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài Thủ tục cho doanh nghiệp mới thành lập – Cổng thông tin quốc gia Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe – Yêu cầu và cách thức thực hiện Điều kiện mở công ty dịch vụ kế toán tại TP. HCM như thế nào? Thành lập công ty cần những gì? Băn khoăn khi thành lập doanh nghiệp Cách thức để đăng ký thành lập công ty mới nhất Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty – Thay đổi thông tin doanh nghiệp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp