Khái niệm quy luật lượng và chất? Ý nghĩa phương pháp luận

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video mối quan hệ giữa lượng và chất

Quy luật lượng và chất là quy luật cơ bản, được xảy ra trong quá trình vận động, phát triển của tự nhiên và xã hội, tư duy. Khi lượng thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại. Đây là quy luật tự nhiên, tất yếu, khách quan, được phổ biến của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết về lượng và chất. Hãy cùng ACC tìm hiểu về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm lượng và chất

1.1. Khái niệm lượng

Lượng là một phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện tượng nào đó, biểu thị số luowjnh. quy mô hay trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của hiện tượng, sự vật cũng như thuộc tính của nó.

Ví dụ:

CO2 , lượng số nguyên tử tạo thành nó là 1 nguyên tử Cacbon, 2 nguyên tử Oxi.

1.2. Khái niệm chất

Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của một sự vật, hiện tượng nào đó; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu tạo thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là cái nào khác.

Ví dụ: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Đây là nhwunxg thuộc tính riêng của đồng, phân biệt đồng với những kim loại khác.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế nào?

Mối quan hệ giữa chất và lượng là quy luật chuyển hóa của sự thay đổi về lượng và chất. Đây là quy luật cơ bản, phổ biến trong quá trình vận động, phát triển của tự nhiên và xã hội. Sự thay đổi trong quá trình này là cơ sở tất yếu từ lượng và chất của sự vật và hiện tượng. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan và phổ biến được lặp đi lặp lại rất nhiều trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, tư duy trong tự nhiên, xã hội.

2.1. Lượng đổi dẫn đến chất đổi

Sự vật và hiện tượng là một thể thống nhất giữa lượng và chất không thể tahy đổi hay tách rời được, mà chúng tác động lẫn nhau. Sự thay đổi của lượng làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa sự vật hiện tượng. Lưa ý, không phải sự thay đổi nào của lượng cũng dẫn tới sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng không làm thay đổi về chất, giưới hạn này được gọi là độ.

Độ là chỉ tính quy tính và mối liên hệ thống nhất giữa lượng và chất, khoảng giới hạn đó là sự thay đổi chưa của lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy trong giới hạn này, sự vật, hiện tượng chưa thay đổi và chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác. Khi lượng làm thay đổi chất ở một giới hạn nhất định thì đó được gọi là điểm nút. Sự thay đổi của lượng khi đạt tới điểm nút với điều kiện nhất định, sẽ sinh ra chất mới. Đây là bước nhảy trongq úa trình vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng.

Bước nhảy là sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng do lượng thay đổi gây ra. Bước nhảy được quyết định bởi những điều kiện, tính chất và mâu thuẫn.

Bước nhảy là sự kết thúc của một giai đoạn, và là sự khởi đầu của giai đoạn mới trong quá trình vận động, phát triển. Trong thế giới luôn diễn ra những quá trình biến đổi mới. tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất đó gọi là đường nút vô tận.

Các hình thức của bước nhảy:

  • Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi về chất của sự vật nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
  • Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất được diễn ra trong một thời gian dài.
  • Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
  • Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật của chất.

Chất và lượng đối lập nhau, chất là sự ổn định, ượng là luôn biến đổi xong 2 loại này không thể tách rời mà chúng còn tác động qua lại như một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật, hiện tượng đnag tồn tại.

2.2. Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới

Khi chất mới hình thành thì chúng lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng trên nhiều phương diện làm thay đổi kết cấu, nhịp điệu, quy mô của sự vận động, phất triển của sự vật, hiện tượng. Chất mới xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt điểm nút, sự tác động của chất mới với lượng mới là quy mô tồn tại nhịp điệu của sự vận động.

Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa chất và lượng. Sự thay đổi về lượng dần dần sẽ tới điểm nút lất át dẫn đến sựu thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Lúc này chất mới sẽ tác động trở lại lượng tạo ra những biến đổi mưới. Qúa trình này được diễn ra liên tục tạo ra phương thức cơ bản, phổ biến của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

Sự vận động và phát triển của quá trình biến đổi chất và lượng được tích lũy dần dần về lượng đến một thời điểm nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất nên tránh trường hợp nóng vội, đốt cháy giai đoạn.

Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang tính định hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những bước nhảy vọt.

Phải nhận thức được đúng đắn mỗi quan hệ biện chứng của sự thay đổi về chất và lượng và ngược lại tránh trường hợp tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh. Cần có thái độ khách quan khoa học và quyết tâm thực hiện các bước nhảy từ từ, đầy đủ các điều kiện.

Trên đây là một số thông tin ví dụ về lượng và chất. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]