Sầu riêng là một trong những loại trái cây giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra L-tryptophan có trong sầu riêng được đánh giá cao trong việc giúp cải thiện tâm trạng và chất lượng giấc ngủ.
- Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc
- Uống cốt thoái vương có hại dạ dày không
- Bộ mặt mới của chiến lược “diễn biến hòa bình” trong cục diện thế giới hiện nay
- Sinh năm 1989 Kỷ Tỵ năm 2023 bao nhiêu tuổi? Các thông tin người sinh năm Kỷ Tỵ
- Thứ 7 bưu điện có làm việc không? Thời gian làm việc và những lưu ý cần biết khi gửi hàng tại bưu điện Việt Nam VNPost
Sau sinh ăn sầu riêng được không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, mặc dù sầu riêng là trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng đối với phụ nữ sau sinh thì không nên ăn sầu riêng. Lý giải cho việc này là do những nguyên nhân sau:
Bạn đang xem: Mẹ bầu sau sinh ăn sầu riêng được không?
- Sầu riêng có tính nóng cao, nên đối với phụ nữ sau sinh khi hệ tiêu hóa còn chưa được hồi phục như trạng thái ban đầu. Nếu ăn sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó tiêu. Sức nóng này có có thể theo vào sữa mẹ, khiến trẻ bú dễ bị nổi mụn, quấy khóc, khó chịu.
- Hàm lượng đường nhiều có trong sầu riêng lại không hề có lợi cho các mẹ. Nếu ăn sầu riêng sau sinh có thể khiến phụ nữ bị tăng cân mất kiểm soát sau sinh và khiến các vết thương lâu lành hơn. Đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường thì việc tránh xa sầu riêng là điều cần thiết.
- Sầu riêng là loại trái cây giàu năng lượng, có khoảng 147 Kcal/100g sầu riêng. Nếu bạn không muốn vấn đề tăng cân sau sinh trở nên trầm trọng hơn thì không nên bổ sung loại thực phẩm này.
- Kết hợp sầu riêng với đồ uống có cồn là một cách tự sát. Sau sinh phụ nữ không nên sử dụng đồ uống có cồn, và sẽ nguy hiểm hơn nếu kết hợp nó cùng với sầu riêng. Sầu riêng và thức uống có cồn khi kết hợp sẽ khiến thân nhiệt và nhịp tim gia tăng nhanh chóng. Hợp chất lưu huỳnh trong sầu riêng còn hạn chế hoạt động của các enzyme phân hủy rượu, khiến cơ thể bị nhiễm độc. Nếu không can thiệp kịp thời người bệnh rất dễ tử vong.
- Nếu mẹ sau sinh bị suy thận ăn sầu riêng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Với 100g sầu riêng sẽ bổ sung cho cơ thể khoảng 436 mg Kali. Tuy tốt cho việc giúp xương chắc khỏe hơn nhưng lại là chất độc với người bị suy thận. Nếu để lượng kali trong máu vượt mức 6,5 mmol/l thì rất dễ gây ra tình trạng bị loạn nhịp tim, ngừng thở và tử vong. Ngoài ra, sầu riêng còn gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu và khiến các mẹ khó ngủ và làm xuất huyết sau sinh.
Phụ nữ sau sinh không nên ăn sầu riêng vì có thể khiến tăng cân mất kiểm soát
Phụ nữ đang cho con bú ăn sầu riêng được không?
Mẹ đang cho con bú cũng không nên ăn sầu riêng vì cũng gây ra ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ đối với trẻ. Khi trẻ bú sữa mẹ, mà mẹ có ăn sầu riêng thì sữa sẽ nóng hơn bình thường khiến cơ thế trẻ cũng nóng và dễ nổi mụn. Trẻ còn có thể xuất hiện rôm sảy và một số bệnh liên quan khác.
Nóng trong người cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, từ đó khó ngủ và dễ quấy khóc. Bạn có thể tham khảo qua mẹ cho con bú không nên ăn gì? để lựa chọn thực phẩm phù hợp cho mình.
Xem thêm : Khối quân sự nato ra đời nhằm mục đích gì?
Do đó phụ sau sinh hay đang cho con bú nên nói “không” với loại quả này để tránh những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và trẻ.
Sinh xong bao lâu có thể ăn sầu riêng?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, sau khi sinh, tránh ăn sầu riêng đối với phụ nữ sau sinh là điều nên làm. Nhất là trong giai đoạn ở cữ, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Khoảng thời gian được các chuyên gia khuyến cáo thích hợp nhất để các mẹ có thể ăn sầu riêng sau sinh đó là khi bé được 6 tháng tuổi hoặc lúc trẻ chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm.
Lúc này, phần lớn các vết thương do ảnh hưởng từ quá trình sinh nở trên cơ thể mẹ đã gần như hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng cần hết sức lưu ý khi ăn sầu riêng lúc này, không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn để tránh mắc phải những sự cố không mong muốn.
Khoảng thời gian sau sinh cách tầm 6 tháng thì các mẹ có thể ăn sầu riêng
Những loại hoa quả không nên ăn sau khi sinh
Mặc dù trái cây, hoa quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ tự nhiên và an toàn. Nhưng đối với đối tượng đặc biệt là phụ nữ sau sinh thì không phải đâu cũng là lựa chọn tốt nhất. Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh sẽ hạn chế được những sự cố về sức khỏe không mong muốn.
- Một số loại hoa quả mà các mẹ nên hạn chế ăn trong giai đoạn này đó là những trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, dứa, nho… Những loại trái cây chứa nhiều axit, có thể theo sữa mẹ làm kích ứng đường tiêu hóa của trẻ. Từ đó làm cho trẻ bị đầy hơi, khó chịu.
- Vải: Cũng như sầu riêng vải cũng có tính nóng cao nên để không ảnh hưởng đến trẻ và mẹ. Bạn cũng cần nói không với loại trái cây này.
- Quả đào: Trong giai đoạn đang ở cữ, lớp niêm mạc tử cung phụ nữ sau sinh chưa phục hồi hoàn toàn. Nếu ăn nhiều đào rất dễ gây ra xuất huyết, ra máu dai dẳng. Ngoài ra lông ở vỏ quả đào nếu không được xử lý kỹ có thể làm ngứa rát cổ họng, phát ban.
- Mãng cầu xiêm: Đây là loại quả rất nóng, khiến các mẹ dễ bị nóng trong người, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa và chất lượng sữa.
Vải cũng là loại trái cây phụ nữ sau sinh không nên ăn
Theo chuyên gia, trong giai đoạn đặc biệt sau sinh và cho con bú, các mẹ và người thân trong gia đình nên thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể mẹ và bé. Từ đó có thể nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu bất thường để lựa chọn những thực phẩm tốt nhất trong thực đơn mỗi ngày.
Đến đây chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho việc sau sinh ăn sầu riêng được không? Hãy cân nhắc khi lựa chọn hoa quả để bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày để tránh gặp phải các tác hại đến bản thân và em bé nhé!
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp