Trong quá trình dùng thẻ ATM, bạn sẽ phải đóng một số loại phí như: phí thường niên, phí quản lý tài khoản, phí dịch vụ sms banking,… Vậy thực tế, thẻ ATM 1 tháng trừ bao nhiêu tiền?
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bạn thấy tiền trong thẻ ATM bị ít đi theo từng tháng, mặc dù không thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Chắc chắn không ít lần bạn thắc mắc: tiền để trong thẻ ATM có bị mất không? Để trả lời cho những băn khoăn này, bạn cùng Atmbank tìm hiểu bài viết sau nhé.
Bạn đang xem: 2024 Thẻ ATM 1 tháng trừ bao nhiêu tiền? Tiền để trong thẻ ATM bị mất không?
1.Thẻ ATM 1 tháng trừ bao nhiêu tiền?
Khi bắt đầu mở thẻ ATM, nhân viên ngân hàng chắc chắn sẽ có tư vấn cho bạn những hạng mục phí phải đóng hàng tháng. Kèm theo đó, trong quá trình dùng thẻ, bạn sẽ phải đóng thêm một số phí dịch vụ khác. Vậy, thẻ ATM 1 tháng trừ bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể:
Mức phí phải đóng theo từng tháng của ngân hàng
Sẽ có những loại phí mà bạn phải đóng theo từng tháng với mức cố định, chẳng hạn:
- Phí duy trì tài khoản – Thông thường là 50.000đ
- Phí thường niên – Từ 50.000đ – 200.000đ (tùy loại thẻ, tùy quy định từng ngân hàng)
- Phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Mobile Banking – Phí này sẽ theo ngân hàng quy định
Mức phí phát sinh trong thời gian dùng thẻ ATM
- Phí rút tiền/ chuyển khoản
- Phí truy vấn số dư
- Phí in sao kê
- Phí giao dịch nước ngoài
- Phí cấp lại mã pin
- Phí phát hành thẻ phụ
- Phí phát hành thẻ lần 2
- Phí mở khóa thẻ
Tham khảo biểu phí của một số ngân hàng
Nếu bạn muốn mở thẻ ATM của bất kỳ ngân hàng nào thì hãy dành thời gian để tìm hiểu về biểu phí chi tiết. Cụ thể:
Biểu phí ngân hàng Vietcombank
- Phí duy trì thẻ: 50.000đ
- Chuyển tiền: cùng hệ thống – 3.300đ; khác hệ thống – 5.500đ
- Rút tiền mặt: cùng hệ thống – miễn phí; khác hệ thống – 3.300đ
- Dịch vụ truy vấn thông tin: 1000đ
- Phí duy trì dịch vụ VCB Digibank: 10.000đ/ tháng
Biểu phí ngân hàng Techcombank
- Phí duy trì tài khoản nội địa: 5.000đ – 15.000đ
- Phí duy trì tài khoản quốc tế: 200.000đ
- Phí thường niên thẻ nội địa: 50.000đ – 100.000đ
- Phí thường niên thẻ tín dụng: 300.000đ – 500.000đ
- Phí làm lại thẻ: 100.000đ
- Phí cấp lại mã pin: 30.000đ
- Phí chuyển tiền cùng hệ thống: miễn phí
- Phí chuyển tiền khác hệ thống: 3.000đ/ lần
- Phí rút tiền cùng hệ thống: miễn phí
- Phí rút tiền khác hệ thống: 9.900đ
Biểu phí ngân hàng BIDV
- Phí rút tiền: 1.000đ
- Phí vấn tin số dư: miễn phí
- Chuyển khoản cùng hệ thống: 2.000đ
- Đổi mã pin: miễn phí
- Yêu cầu in sao kê: 5.000đ
- In hóa đơn trên thẻ ATM: 500đ
- Phí duy trì tài khoản: 26.400đ/ năm
Xem thêm : Nêu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh tiểu đường
Nếu bạn muốn biết thêm biểu phí của bất kỳ ngân hàng nào thì có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn ngay.
Thẻ ATM 1 tháng có thể bị trừ một số khoản phí theo quy định của ngân hàngTiền để trong thẻ ATM có bị mất không?
Bạn thắc mắc: tiền để trong thẻ ATM có bị mất không? vì sao tiền trong thẻ bị mất?
Thực tế, sẽ có nhiều trường hợp tiền để trong thẻ ATM bị mất đi là hợp lý. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ nguyên nhân thẻ bạn bị hack hoặc chuyển khoản nhầm. Cụ thể:
Ngân hàng trừ phí quản lý tài khoản và phí giao dịch
Như đã chia sẻ ở trên, khi mở tài khoản/ thẻ ATM thì chắc chắn bạn sẽ phải đóng một số khoản phí quản lý và phí dịch vụ. Đây là quy định mà bất kỳ ngân hàng nào khi phát hành thẻ cũng sẽ tư vấn đến khách hàng.
Để kiểm tra chi tiết mức phí bị trừ hằng tháng, bạn có thể đăng ký dịch vụ sms banking, internet banking,… để nhận thông báo. Và nếu bạn thắc mắc về những khoản phí này thì có thể liên hệ trực tiếp đến ngân hàng để được giải đáp ngay.
Thẻ ATM bị hack, bị mất
Tài khoản/ thẻ ATM bị hack là nguyên nhân nghiêm trọng khiến tiền của bạn bị mất. Nguyên nhân có thể là do bạn truy cập vào các website ảo để lộ thông tin, bạn quên đăng xuất khi giao dịch qua hệ thống internet công cộng, cài mật khẩu dễ đoán,…
Khi nằm trong các trường hợp này, tiền trong tài khoản của bạn sẽ dễ bị mất vào tay những đối tượng xấu. Nếu bạn bị mất thẻ, bạn nên thông báo ngay đến tổng đài ngân hàng để được hỗ trợ khóa sớm nhất.
Bạn chuyển khoản nhầm
Chuyển khoản nhầm cũng là một trong những lý do khiến tiền để trong thẻ ATM của bạn bị mất. Nếu bạn chuyển khoản vào số tài khoản không tồn tại thì ngân hàng sẽ hoàn lại sau đó từ 3 đến 5 ngày. Còn nếu bạn chuyển nhầm vào tài khoản của ai đó thì cần phải thương lượng để nhận lại.
2.Giải đáp một số vấn đề khác liên quan đến thẻ ATM
Xem thêm : Blog
Liên quan đến việc sử dụng thẻ ATM, bạn cũng cần phải biết đến một số vấn đề sau:
Thẻ ATM hết tiền có bị trừ phí không?
Thẻ ATM của bạn hết tiền nhưng tài khoản vẫn hoạt động thì tiền sẽ bị trừ ngay khi bạn nạp vào. Trong trường hợp bạn không phát sinh bất kỳ giao dịch nào trong thời gian dài thì phía ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ. Nếu bạn muốn mở khóa thì cần phải đến PGD ngân hàng, đóng các khoản phí đã nợ và nhân viên sẽ giúp bạn kích hoạt lại thẻ.
Nhiều người xem: Thẻ ATM, Tài khoản hết hạn có rút được tiền không?
Khóa thẻ ATM có bị trừ tiền không?
Thẻ ATM của bạn đã khóa nhưng vẫn có thể bị trừ tiền đấy nhé! Đó sẽ là trường hợp bạn đang nợ các phí quản lý tài khoản như: phí thường niên, phí duy trì thẻ, phí dịch vụ internetbanking,… Nếu thẻ khóa nhưng tài khoản vẫn hoạt động thì những loại phí này bạn vẫn phải đóng.
Xem thêm: Khoá thẻ ATM có bị trừ tiền
Trong trường hợp bạn không có nhu cầu giao dịch bằng tài khoản đó và muốn khóa thì hãy thanh toán hết các dịch vụ theo quy định. Sau đó, bạn nên yêu cầu ngân hàng khóa thẻ/ tài khoản. Như vậy, từ lúc bị khóa, bạn sẽ không mất bất kỳ khoản phí nào nữa.
Thẻ ATM không kích hoạt có bị trừ tiền?
Thẻ ATM không kích hoạt thì trước đó bạn cũng đã đóng phí duy trì thẻ cho ngân hàng rồi. Nếu bạn không rút tiền/ chuyển khoản hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào thì sẽ không bị trừ tiền. Tuy nhiên, nếu bạn không kích hoạt thẻ ATM nhưng tài khoản vẫn hoạt động thì những phí quản lý tài khoản vẫn sẽ bị trừ theo quy định.
Khi sử dụng tài khoản/ thẻ ATM bạn nhất định phải biết các loại phí phải đóng theo quy định. Đương nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có hạn mức riêng cho từng loại phí khi mở thẻ và giao dịch. Để biết một cách cụ thể, bạn nên liên hệ đến ngân hàng để được các nhân viên tư vấn và giải đáp ngay.
Được biên tập bởi: https://atmbanking.edu.vn
- Thẻ ATM bị khóa có chuyền tiền và nhận tiền không? Cách mở lại thẻ bị khóa 2024
- Cách đổi, cấp mã PIN thẻ ATM trên điện thoại lần đầu tiên 2024
- Cách làm thẻ ATM Techcombank online lấy ngay tại nhà 2024
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp