Chức danh và chức vụ là khái niệm mà nhiều người thường cho là giống nhau và có thể thay thế cho nhau. Thực tế có đúng như vậy? Chức danh là gì và chức vụ là gì? Bài viết này sẽ đem đến câu trả lời để bạn có thể hiểu rõ hơn.
Chức danh là gì? Chức danh tiếng Anh là gì?
“Chức danh là vai trò, vị trí của một người được ghi nhận bởi tập thể, tổ chức như tổ chức xã hội hay doanh nghiệp.”
Bạn đang xem: Chức danh là gì? Phân biệt chức vụ và chức danh nghề nghiệp
Một số loại chức danh mà chúng ta rất quen thuộc như giáo viên, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ….
Chức danh tiếng Anh có nghĩa là title.
Phân loại chức danh
Chức danh nghề nghiệp là gì?
Chức danh nghề nghiệp có thể hiểu đơn giản là một tên gọi nhằm thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn của từng người trong lĩnh vực nghề nghiệp như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, nhân viên…
Theo khoản 1 điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ gồm:
– Tên của chức danh nghề nghiệp.
– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Xem thêm : Rượu tỏi để được bao lâu?
Do đó, thông thường chức danh của cá nhân sẽ gắn liền với chức vụ tuy nhiên một số trường hợp nhất định thì một số chức danh lại không đi cùng chức vụ và ngược lại.
Chức danh chuyên môn là gì?
Đây là tên gọi để chỉ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một người trong lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Chức danh chuyên môn được là căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Ví dụ như: Chuyên viên IT, Nhân viên Marketing…
Chức danh khoa học là gì?
Chức danh khoa học được định nghĩa là tên gọi cần viết đúng theo thứ tự học hàm – học vị – ngành hoặc chuyên ngành. Trong đó, chức danh học hàm sẽ dựa vào tài năng, uy tín, cống hiến khoa học do Hội đồng khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm và đề nghị Nhà nước quyết định công nhận mà không cần phải qua thi cử.
Còn đối với học vị thì cần phải qua lớp đào tạo, có thể là bậc đại học hoặc cao học. Sau khi được Nhà nước cấp văn bằng và danh vị khoa học tương đương thì sẽ được cấp các văn bằng liên quan khác của lĩnh vực bạn tham gia đào tạo.
Ví dụ cụ thể: Thay vì viết tiến sĩ – bác sĩ thì phải viết tiến sĩ y khoa (TS. Y khoa). Hoặc thay vì viết thạc sĩ – kiến trúc sư thì nên viết là thạc sĩ – kiến trúc (Ths. Kiến trúc)…
Tầm quan trọng của chức danh trong công việc
Đối với người lao động
Nếu người lao động có được chức danh cao họ sẽ có thêm động lực làm việc và cảm thấy mình có giá trị hơn, có trách nhiệm hơn đối với doanh nghiệp. Nhờ đó, họ sẽ ngày càng cố gắng để hoàn thiện bản thân xứng đáng với chức danh đó.
Còn đối với phía khách hàng, khi được tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với người có chức danh cao, họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn, được tôn trọng hơn.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức
Trong doanh nghiệp, mỗi chức danh sẽ có những trách nhiệm riêng. Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý, kiểm soát được năng suất làm việc của mỗi cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
Chức danh trong doanh nghiệp còn góp phần xây dựng bộ máy nhân lực của công ty để dễ dàng quan sát, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận và có thể luân chuyển nhân sự khi cần thiết. Chức danh không chỉ đóng vai trò tạo nên địa vị cho mỗi cá nhân mà còn là chính sách để thu hút và giữ chân nhân tài tiếp tục ở lại cống hiến cho doanh nghiệp.
Điểm khác nhau giữa chức vụ và chức danh nghề nghiệp
Chức vụ là sự đảm nhiệm vai trò, vị trí nhất định trong tập thể hoặc một tổ chức cụ thể. Chức vụ thường đi kèm với chức danh nhưng trong một số trường hợp thì hai khái niệm này lại độc lập nhau. Một số chức vụ thường thấy trong các công ty hoặc doanh nghiệp là: giám đốc, trưởng phòng, phó phòng…
Vậy điểm khác biệt giữa chức vụ và chức danh là gì?
Về sự công nhận, thừa nhận
Xem thêm : Phương trình điện li HBr
Chức danh: Ngoài tên chức danh thì quá trình phấn đấu để đạt được chức danh đó phải được xã hội công nhận. Quá trình phấn đấu của cá nhân là quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm, không chỉ riêng quá trình nghiên cứu và học tập. Một vài chức danh trong xã hội được công nhận như giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân…
Chức vụ: Không chỉ do xã hội công nhận mà còn phải do cả tổ chức thừa nhận về quyền hạn, vị trí, chức năng mà chức vụ cá nhân đó nắm giữ. Chức vụ sẽ không có hiệu lực nếu như không có sự công nhận của tổ chức.
Về chức năng, nhiệm vụ
Chức danh: Các cá nhân mang chức danh sẽ thực hiện chức danh của mình gắn liền với tên gọi. Chẳng hạn như bác sĩ (khám bệnh, chữa bệnh), kiến trúc sư (thiết kế nhà, thiết kế nội thất)…
Chức vụ: Những người có chức vụ sẽ là người làm việc đa chức năng và nắm giữ các vị trí cao, quan trọng trong tập thể hoặc tổ chức. Mỗi chức vụ sẽ được một tổ chức quy định về các chức năng khác nhau.
Về đơn vị quản lý
Chức danh: Người có chức danh không bắt buộc phải thuộc đơn vị nào quản lý, họ có thể được một đơn vị quản lý hoặc không.
Chức vụ: Để có được chức vụ thì phải có sự công nhận của tổ chức vậy nên người nắm giữ chức vụ phải được quản lý bởi một tổ chức hoặc một đơn vị nhất định.
Một số câu hỏi liên quan
Nhân viên là chức danh hay chức vụ?
Để xác định nhân viên là chức danh hay chức vụ thì phải gắn liền với vị trí cụ thể nào đó. Nhưng bạn có thể dựa vào tiêu chí như nhân viên này được xã hội công nhận thông qua quá trình gì, nhân viên này đảm nhận vấn đề gì, họ có đảm nhận tốt vai trò của mình hay không. Và thường trong công ty hay tổ chức khi nói đến chức vụ sẽ được hiểu là người nắm giữ những vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức. Do đặc điểm cuối cùng này nên nhân viên trong thực tế chỉ là chức danh chứ không phải chức vụ.
Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?
Hiệu trưởng là một chức vụ bởi có thể thấy hiệu trưởng là vị trí quan trọng trong trường học, nắm giữ nhiều nhiệm vụ quản lý các chức danh phía dưới.
Để giữ được chức vụ hiệu trưởng, cá nhân phải trải qua quá trình bổ nhiệm phức tạp và tuân theo quy định của pháp luật. Sau khi được bổ nhiệm vào chức danh trên thì hiệu trưởng được sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong nhiều trường học thì hiệu trưởng cũng là một giáo viên, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của một giáo viên. Mà giáo viên lại là một trong những chức danh được công nhận bởi pháp luật. Do đó có thể hiểu rằng hiệu trưởng có thể vừa là chức danh vừa là chức vụ.
Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chức danh là gì và phân biệt được giữa chức danh và chức vụ. Chúc bạn luôn thành công trong công việc và cuộc sống!
Hồng An
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp