1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1.1 Môi trường sống
a. Khái niệm: Môi trường sống là không gian bao quan sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và hoạt động khác của sinh vật.
b. Các loại môi trường sống chủ yếu:
Bạn đang xem: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái – Sinh học 12
+ Môi trường trên cạn: Đây là môi trường sống của phần lớn các sinh vật trên Trái Đất. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.
+ Môi trường đất: Là nơi sinh sống của các sinh vật đất. Môi trường đất bao gồm các lớp đất sâu khác nhau.
+ Môi trường nước: Gồm các vùng nước ngọt, nước mặn, nước lợ, là nơi sinh sống của vác sinh vật thủy sinh.
+ Môi trường sinh vật: Là nơi sinh sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh. Môi trường sinh vật có thể là thực vật, con người hay động vật.
1.2 Các nhân tố sinh thái
a. Khái niệm: Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
b. Các nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh: Bao gồm tất cả các nhân tố hóa học, vật lí của môi trường quanh sinh vật. Các thành phần này có thể là các chất vô cơ như nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ… Trong đó các nhân tố khí hậu có ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh vật.
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữ sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh. Trong đó, con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Tham khảo ngay bộ tài liệu sổ tay tổng hợp kiến thức và nắm trọn phương pháp giải mọi dạng bài tập trong kỳ thi THPT Quốc Gia môn Sinh
2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
2.1 Giới hạn sinh thái
Xem thêm : ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẦN LUẬT (TRAN LUAT LAW OFFICE)
– Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường. Nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật sẽ không tồn tại được.
– Giới hạn sinh thái gồm có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. Khoảng thuận lợi là khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp và sinh vật có thể sống và phát triển tốt nhất. Còn khoảng chống chịu là khoảng nhân tố sinh thái gây ảnh hưởng và ức chế hoạt động sống của sinh vật.
– Sơ đồ tổng quát về giới hạn sinh thái:
2.2 Nơi ở và ổ sinh thái
– Nơi ở là địa điểm cư trú của mỗi loài
– Ổ sinh thái của một loài là một không gian sinh thái mà ở nơi đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong 1 giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.
– Sự khác nhau giữa nơi ở và ổ sinh thái: Nơi ở chỉ là nơi cư trú của loài còn ổ sinh thái thể hiện cách sinh sống của loài đó.
– Trong thiên nhiên, các ổ sinh thái có thể giao nhau hoặc không giao nhau. Ở loài có ổ sinh thái giao nhau khi phần giao càng lớn thì sự cạnh tranh càng khốc liệt. Ngược lại phần giao nhau nhỏ hoặc không giao nhau thì sự cạnh tranh sẽ giảm.
3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
3.1 Thích nghi với ánh sáng
a. Thực vật
– Các loài thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường. Điều này thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, hoạt động sinh lý và cấu tạo giải phẫu. Căn cứ vào mức độ thích nghi với ánh sáng, người ta chia ra nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
– Những đặc điểm khác nhau giữa cây ưa bóng và ưa sáng:
Cây ưa sáng Cây ưa bóng Thân cây cao thẳng để có thể vươn lên cao hứng lấy ánh sáng Thân nhỏ, thường mọc ở dưới bóng của các cây khác Lá thường có màu nhạt, phiến lá dày có nhiều lớp tế bào mô giậu, hạt lục lạp nằm sâu trong lớp tế bào mô giậu để tránh bị đốt nóng Lá thường có màu sẫm, to giúp cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu.
Xem thêm : Phân 6 vùng kinh tế – xã hội: Đề xuất tách thành các tiểu vùng
b. Động vật
– Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Đối với động vật, ánh sáng có vai trò giúp định hướng không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư dựa vào ánh áng mặt trời và các vì sao để xác định đường bay thẳng.
– Tùy vào mức độ hoạt động của các loài động vật, người ta chia ra thành nhóm hoạt động ban ngày như người, chim, gà… và nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối như cú mèo, dơi, hổ…
3.2 Thích nghi với nhiệt độ
– Nhiệt độ có tác động mạnh đến cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lý và tập tính của sinh vật. Ví dụ như thực vật sống ở nơi có nhiệt độ thấp sẽ có vỏ dày cách nhiệt và sinh trưởng mạnh mẽ vào thời gian ấm áp trong năm. Còn động vật sống ở vùng giá rét sẽ có lớp mỡ và lớp lông dày, tập trung sinh sản vào mùa ấm áp, có tập tính di trú hoặc ngủ đông…
– Để thích nghi với nhiệt độ, sinh vật được chia thành 2 nhóm là nhóm biến nhiệt và nhóm hằng nhiệt.
+ Các sinh vật biến nhiệt: Thân nhiệt của sinh vật biến đổi theo nhiệt độ môi trường. Chúng điều chỉnh thân nhiệt bằng cách trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường.
+ Sinh vật hằng nhiệt có thân nhiệt ổn định và độc lập với sự biến đổi của môi trường. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có phân bố rộng lớn khắp Trái Đất.
– Quy tắc kích thước cơ thể (quy tắc Becman): Động vật hằng nhiệt sống ở nơi lạnh giá có kích thước lớn hơn động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới. Những động vật này có lớp mỡ và lông rất dày.
– Quy tắc các bộ phận của cơ thể ( quy tắc Anlen): Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thường có các bộ phận bé hơn so với các loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới.
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi sớm đạt hiệu quả tốt nhất
Trên đây là toàn bộ kiến thức lý thuyết về môi trường sống và các nhân tố sinh thái trong chương trình Sinh học 12. Hy vọng qua bài viết này, các em có thể hiểu rõ hơn về môi trường sống của sinh vật trên Trái Đất. Để học thêm nhiều hơn kiến thức môn sinh và các môn học khác, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn ngay nhé!
>> Mời các bạn tham khảo thêm:
- Sự phát sinh loài người
- Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
- Nguồn gốc sự sống
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp