Phân biệt xe đạp điện và xe máy điện
Hiện nay, dòng xe điện 2 bánh đang có rất nhiều mẫu mã và kiểu dáng. Do thói quen từ trước đến nay, rất nhiều người đều gọi chung xe 2 bánh chạy điện là xe đạp điện. Nhưng thực tế, xe máy điện và xe đạp điện lại có những quy định riêng. Phù hợp với đặc tính và khả năng vận hành của từng dòng xe.
Bạn đang xem: Xe đạp điện và xe máy điện có phải đăng ký biển số không?
Xe đạp điện có đặc điểm sau:
Cách nhận biết dễ nhất xe đạp điện chính là có bàn đạp hai bên. Tức là xe dùng bàn đạp bằng chân, trợ lực thêm từ động cơ điện. Xe đạp điện có quy định động cơ điện không được vượt quá 250W. Vận tốc xe thiết kế không vượt quá 25 km/h.
Xe máy điện có đặc điểm sau:
Xem thêm : Mua xe trả góp có được cầm đăng ký xe không?
Các mẫu xe điện không có bàn đạp được gọi là xe máy điện. Xe máy điện ở Việt Nam chia làm 2 dòng. Phổ biến là dòng đặt động cơ trực tiếp vào bánh sau xe. Gọi là dẫn động trực tiếp. Còn lại là dòng xe đặt động cơ tại giữa thân xe và sử dụng dây curoa để truyền động.
Các mẫu xe điện thường có công suất động cơ từ 300W – 2.500W. Vận tốc tối đa trong khoảng 50 km/h. Những dòng xe máy điện thường có dung tích xi lanh dưới 50cc. Như vậy, người tiêu dùng trên 16 tuổi, không cần có bằng lái xe đã có thể điều khiển xe máy điện trên đường.
Xe đạp điện có phải đăng ký biển số không?
Như vậy, khi phân biệt được 2 loại hình xe điện, các bạn sẽ nắm rõ hơn quy định cho từng loại xe. Hiện nay, chưa có quy định nào về việc xe đạp điện cần phải đăng ký chủ sở hữu. Tức là xe đạp điện không cần phải đăng ký ra biển.
Các mẫu xe đạp điện nhỏ gọn rất phù hợp với học sinh. Khi mua xe đạp điện cho học sinh, con cái hoặc người có tuổi, cần phải hết sức chú ý đến yếu tố an toàn. Chúng ta nên mua xe từ các hãng xe chính hãng, uy tín.
Xem thêm : Khuôn mặt tròn nên nhuộm màu gì? Gợi ý màu tóc cực xinh cho những cô nàng mặt tròn
Xe máy điện bắt buộc cần đăng ký
Khác với xe đạp điện nhỏ gọn, xe máy điện cần phải đăng ký ra biển số. Theo thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định rằng các loại xe gắn máy cần phải đăng ký. Như vậy, theo định nghĩa đã tìm hiểu bên trên, xe máy điện vẫn cần nộp phí trước bạ và đăng ký ra biển số.
Chi phí đăng ký xe máy điện sẽ dao động từ 1 – 3,5 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị xe. Xe có giá trị càng cao, mức thuế phải nộp càng cao. Mỗi tỉnh thành cũng áp dụng mức đóng phí trước bạ khác nhau. Thông thường sẽ từ 2%, với các thành phố lớn thì mức 5%.
Chi phí phạt nếu đi xe điện không đăng ký
Khi điều khiển xe máy điện không đăng ký, không có biển số, mức phạt cũng giống như với xe máy thông thường. Theo đó, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định. Mức phạt này căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp