Các yếu tố môi trường vi mô

Khái niệm

Môi trường vi mô là các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức.

Vai trò môi trường vi mô

Môi trường vi mô ảnh hưởng đến thành công của kinh doanh. Tất cả các kế hoạch, chiến lược và mục tiêu Marketing được thực hiện thông qua các thành phần thuộc môi trường vi mô. Do đó, bộ phận điều hành của doanh nghiệp nơi thực hiện thực tế các ý tưởng, suy nghĩ và khái niệm được thực hiện và dựa trên diễn biến và tình trạng của các thành phần thuộc môi trường vi mô.

Hơn nữa, môi trường vi mô đóng vai trò phục vụ như một hướng dẫn cho các chính sách truyền thông trong tương lai của một tổ chức. Với tất cả các vai trò như vậy, môi trường vi mô đóng vai trò không thể thiếu trong việc hiện thực hóa tiềm năng hiện tại và quyết định tương lai của một doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh được chia thành: đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là các công ty, doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tương đồng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Còn đối thủ cạnh tranh gián tiếp là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thay thế cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Dù trực tiếp hay gián tiếp, đối thủ cạnh tranh đều là mối đe dọa đối với sự tồn tại của mọi tổ chức. Họ luôn tìm cách để thu hút các khách hàng của bạn, do vậy đòi hỏi doanh nghiệp luôn cần xác định các đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Họ có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào với doanh nghiệp bạn? Thường xuyên theo dõi họ để đưa ra chiến lược kinh doanh để cạnh tranh, thu hút và giữ chân các khách hàng.

Do đó đối thủ cạnh tranh được hiểu ngắn gọn là những cá nhân hay tổ chức có khả năng thỏa mãn nhu cầu cảu khách hàng mục tiêu doanh nghiệp bằng:

Các sản phẩm cùng loại

Các sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của công ty, doanh nghiệp

Đối thủ tiềm ẩn: những tổ chức có ý định và chuẩn bị kế hoạch tham gia vào lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh

Đối thủ tiềm ẩn nhiều do môi trường kinh doanh ngày nay thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng ngành nghề

Ví dụ:

Sản phẩm cùng loại và thay thế của bếp gas

Sản phẩm cùng loại và thay thế của xe Honda

Khách hàng

Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các công ty, doanh nghiệp là người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng là động lực phát triển cho doanh nghiệp được coi như các “thượng đế”. Khách hàng có tiềm năng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bằng cách tăng nhu cầu của họ và đồng thời một tổ chức có thể phá sản khi các khách hàng tẩy chay các sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách hàng có đa dạng các lựa chọn. Do đó, thách thức thực sự của một nhà kinh doanh là giữ chân người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của công ty và nỗ lực hình thành nhóm tiêu dùng, nghĩa là một người tiêu dùng có ảnh hưởng đến một số người khác để mua sản phẩm của công ty.

Khách hàng và người tiêu dùng là hai khái niệm khác biệt trong kinh doanh, tuy nhiên người dùng hiện nay lại lầm tưởng hai định nghĩa này là một.

Sự khác biệt chính giữa khách hàng và người tiêu dùng là: Khách hàng là người mua sản phẩm dịch vụ trong khi người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm đó.

Khách hàng là ai?

Khách hàng: là người trả tiền và mua hàng hóa dịch vụ của một nhà sản xuất hoặc một doanh nghiệp nào đó. Nhưng có thể họ không thực sự là người tiêu dùng, trực tiếp sử dụng sản phẩm đó. Khách hàng có thể trả tiền để mua sản phẩm, sau đó đưa chúng cho một người khác – người đó trở thành người tiêu dùng. Mục đích chính của các chiến lược marketing là gây ấn tượng với khách hàng để mua nhiều sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nói cách khác, tất cả các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp mục đích đều hướng đến việc tác động vào hành vi của khách hàng, khiến họ mua thêm sản phẩm hoặc hàng hóa của mình thay vì đối thủ.

Có nhiều loại khách hàng khác nhau:

  • B2C (Business to Customer): Hàng hóa trực tiếp được phân phối từ doanh nghiệp đến tay khách hàng. Ví dụ: Khi tôi mua cà phê tại một quầy hàng ở ga tàu, đó là một sự kiện B2C.
  • B2B (Business to Business): Hàng hóa phân phối từ doanh nghiệp này đến một doanh nghiệp khác. Ví dụ: chủ hệ thống cà phê mua cà phê từ nhà cung cấp, cả hai đều là doanh nghiệp, đây là sự kiện B2B.
  • C2B (Customer to Business): Hàng hóa được phân phối từ khách hàng đến doanh nghiệp. Ví dụ: Khi tôi bán chiếc nhẫn vàng của mình cho một hiệu cầm đồ hoặc trang sức. Đó là một sự kiện C2B.
  • C2C (Customer to Customer): Hàng hóa được phân phối từ khách hàng đến khách hàng. Ví dụ: Khi tôi muốn bán xe riêng cho người khác.

Rõ ràng, trọng tâm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp chính là khách hàng của họ. Do đó, việc thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn sẽ tác động trực tiếp đến việc tăng tỷ suất lợi nhuận và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.

Hầu hết các nhân viên kinh doanh đều đồng ý với câu ngạn ngữ “Khách hàng luôn luôn đúng”. Vì khách hàng có vui vẻ và cảm thấy thỏa mãn thì mới có nhiều khả năng quay lại. Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm không đặt trọng tâm vào sản phẩm hay doanh số, mà họ tập trung để làm hài lòng và thỏa mãn khách hàng.

Ngay từ đầu thế kỷ 21, ngày càng nhiều các công ty chuyển hướng tập trung vào khách hàng trước một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Đó cũng là tiền đề cho sự xuất hiện của internet và thương mại điện tử. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng về sự tiện lợi, cạnh tranh về giá cả, chất lượng cho khách hàng.

Những doanh nghiệp trực tuyến theo dõi một cách chặt chẽ mối quan hệ của họ với khách hàng, thường xuyên chăm sóc và hỏi ý kiến phản hồi về sản phẩm dịch vụ. Họ có được một hệ thống các dữ liệu về hành vi khách hàng trực tuyến và hoạt động khi mua hàng để cải thiện trải nghiệm mua hàng của người dùng, điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ liên kết chặt chẽ với nhu cầu và sở thích của khách hàng.

Người tiêu dùng là ai?

Người tiêu dùng là người trực tiếp tiêu thụ hoặc sử dụng hàng hóa dịch vụ. Khách hàng cũng có thể là người tiêu dùng, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp. Vì vậy, chính người tiêu dùng mới là người biết chất lượng thực sự và bản chất của sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào, vì họ mới là người sử dụng nó.

Nếu một sản phẩm/dịch vụ nhất định không làm hài lòng, thỏa mãn người tiêu dùng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp do tỷ lệ mua hàng giảm. Như vậy, người tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế của một quốc gia. Không có nhu cầu của người tiêu dùng, ai là người sẽ mua hàng hóa dịch vụ do các nhà sản xuất làm ra?

Do đó, các chiến lược kinh doanh như thu thập dữ liệu về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, khảo sát lấy ý kiến của người tiêu dùng cuối cùng để đánh giá mức độ hài lòng của họ rất quan trọng trong doanh nghiệp. Từ những thông tin đắt giá này, giới kinh doanh có thể có những giải pháp cải thiện sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng nâng cao của người tiêu dùng.

Như vậy, về cơ bản, khách hàng đề cập đến người mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ cửa hàng hoặc doanh nghiệp trong khi người tiêu dùng là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ này. Khách hàng và người tiêu dùng trở thành cùng một người trong trường hợp ai đó mua hàng hóa và dịch vụ cho mục đích cá nhân.

Mối quan hệ giữa khách hàng và người tiêu dùng:

Ý kiến của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng cũng như hành động mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Khách hàng là người chi tiền và mua sản phẩm hoặc hàng hóa, nên đối tượng tập trung chủ yếu trong thế giới kinh doanh là khách hàng. Tuy nhiên, người tiêu dùng mới là người trực tiếp tiêu thụ/sử dụng các sản phẩm/dịch vụ cụ thể, nên họ mới là người đánh giá chất lượng sản phẩm, tính xác thực của quy trình tiếp thị. Do đó, ngoài nhu cầu cảu khách hàng, các doanh nghiệp cũng nên có những chiến lược khảo sát để tìm hiểu rõ ràng nhu cầu của người tiêu dùng để thỏa mãn họ.

Thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng và người tiêu dùng đã trở nên vô cùng quan trọng, là sự đảm bảo cho sự thành công trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong một thị trường đầy cạnh tranh. Lắng nghe khách hàng/người tiêu dùng cho phép bạn lấy được những thông tin về mong muốn của họ để tạo ra những trải nghiệm về sản phẩm không ngừng được cải thiện.

Việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng là sự hiểu biết rõ ràng về dữ liệu khách hàng, giải thích hành vi và phản hồi thành kết luận có thể sử dụng để cải thiện phát triển sản phẩm và hỗ trợ khách hàng. Thông tin chính xác về động lực hành động đằng sau mong muốn và nhu cầu của khách hàng có thể dùng để mở rộng tính năng, phát triển sản phẩm mới và tạo ra lợi ích mới cho người tiêu dùng.

Bước đầu tiên trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng là thu thập dữ liệu. Thông tin chi tiết có thể được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm nghiên cứu thị trường, dữ liệu từ dịch vụ chăm sóc khách hàng, lịch sử mua hàng và đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội…

Dữ liệu sau đó phải được dịch thành thông tin để ứng dụng thành các hành động kinh doanh. Khám phá lý do tại sao khách hàng lại thực hiện những hành động mua hàng, hoặc rời bỏ như hiện tại, động lực và mong muốn tiềm ẩn của họ là gì, và dự đoán xu hướng hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.

Việc hiểu biết về khách hàng/người tiêu dùng rất quan trọng trong việc cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Các kỹ thuật có thể dùng để nghiên cứu hành vi khách hàng như phân khúc khách hàng, lập bản đồ hành trình và khảo sát. Nhiều doanh nghiệp còn thuê các chuyên gia marketing bên ngoài, những nhà nhân chủng học hoặc tâm lý học để phân tích thông tin khách hàng/người tiêu dùng.

Hiểu biết về nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng có thể được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh:

Phát triển các chiến lược về dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng để tạo trải nghiệm tốt nhất.

Chọn chủng loại sản phẩm chủ đạo để tập trung vào việc nghiên cứu và mở rộng trong tương lai.

Lựa chọn những mẫu tài liệu tiếp thị và quảng cáo với nội dung phù hợp đến từng phân khúc khách hàng cụ thể.

Cập nhật sản phẩm với các tính năng hoặc công cụ mới sau khi cập nhật phản hồi của khách hàng/người tiêu dùng.

Trên thực tế, mọi người thường sử dụng hai từ khách hàng và người tiêu dùng thay thế cho nhau mà không biết ý nghĩa thật sự của nó. Khách hàng và người tiêu dùng có thể hoặc không là một người. Sự phân biệt rõ ràng hai khái niệm này giúp các doanh nghiệp hoạch định rõ ràng chiến lược kinh doanh, marketing của mình cho phù hợp để cải thiện quy trình, chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hơn mỗi ngày

Nhà cung cấp

Họ là Những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho các nhà sản xuất hàng hóa thành phẩm. Các nhà cung cấp là một mắc xích quan trọng trong việc đưa giá trị của sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng. Họ cung cấp cho doanh nghiệp những nguyên vật liệu cần thiết để doanh nghiệp cho ra sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, một công ty sản xuất máy tính hoặc máy tính xách tay sẽ lấy tất cả các bộ phận cần thiết và công nghệ từ các nhà cung cấp của nó.

Đại lý và nhà phân phối

Với sự giúp đỡ của các đại lý và nhà phân phối, một công ty chuyển các sản phẩm của mình từ các đơn vị sản xuất ra thị trường. Vì nhóm này đại diện cho công ty, vai trò tích cực của họ trong việc cung cấp sản phẩm cho người dùng cuối và đảm bảo rằng hàng hóa có trong kho và dễ dàng có sẵn trong các cửa hàng, bán lẻ hoặc các điểm truy cập khác là rất quan trọng đối với cơ sở kinh doanh.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là tài sản chính của một tổ chức. Càng đầu tư nhiều, công ty càng có khả năng chi tiêu, cải thiện trong các bộ phận khác nhau. Mối quan hệ nhà đầu tư là rất quan trọng trong bối cảnh ngày nay. Nếu họ hài lòng với hiệu suất sản phẩm và nhận được lợi ích thường xuyên, họ sẽ đầu tư số tiền cao hơn để có nhiều lợi nhuận hơn.

Do đó, bên cạnh việc làm hài lòng khách hàng, các công ty cũng cần chăm sóc các nhà đầu tư để giữ chân họ và thúc đẩy các nhà đầu tư chi “mạnh tay” hơn vào các ý tưởng kinh doanh của doanh nghiệp.

Công chúng

Để duy trì lâu dài, các công ty phải xem xét một yếu tố lớn hơn của môi trường vi mô chính là công chúng. Mặc dù các công ty có tập khách hàng mục tiêu nhất định, tuy nhiên, sự tồn tại của công chúng sẽ tạo nên nhận thức chung về hình ảnh thương hiệu hoặc công ty hoặc chính sản phẩm.

Các nhóm công chúng rất đa dạng, bao gồm các cộng đồng, giới truyền thông, chính phủ, địa phương, nội bộ doanh nghiệp…

Ví dụ, các công ty thường tung ra các sản phẩm mẫu miễn phí cho tất cả hoặc tổ chức hội thảo, truyền thông và thông cáo báo chí… Nhiều lần, họ đầu tư vào phát triển cộng đồng như xây dựng các đơn vị vệ sinh hoặc thưởng thức dịch vụ công cộng. Họ cũng đưa ra các báo cáo môi trường. Bằng cách đó, họ kiếm được thiện chí trên thị trường và tận hưởng niềm tin và niềm tin của không chỉ người tiêu dùng mà còn của công chúng bao gồm các nhà môi trường, truyền thông, nhà hoạt động bảo vệ người tiêu dùng và các nhóm xã hội khác trong khu vực hoạt động của họ.

Tài liệu tham khảo

  1. vn (Biên tập và hệ thống hóa) – Phân tích môi trường vi mô là gì? Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
  2. Bài viết Mối quan hệ giữa khách hàng và người tiêu dùng tại website gemdigital.vn