Móng chân bị bầm là tình trạng chấn thương các mạch máu dưới móng, có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù không quá nguy hiểm hay nghiêm trọng, song nó cũng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, việc di chuyển, hoạt động thường ngày. Bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh lý này cũng như nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhất nhé!
Nguyên nhân gây ra móng chân bị bầm
Móng chân bị bầm tím như đã nói xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên đa phần là do:
Bạn đang xem: 5+ Cách chữa móng chân bị bầm tím hết nhanh chóng
Móng chân bị bầm tím do va đập gây tụ máu
Việc làm rơi vật nặng lên chân, đi đứng bị va mạnh vào các vị trí cứng có thể gây vỡ mạch máu dưới móng. Từ đó, máu chảy ra bên dưới nhưng không thoát được ngưng tụ lại làm móng chân bị bầm đen ngay lập tức.
Dấu hiệu dễ dàng nhận ra nhất là móng chân có cảm giác đau nhói vì hình thành cục máu đông theo kiểu này. Cơn đau sau đó sẽ khỏi nhưng để lại nhiều hậu quả từ nhẹ đến nghiêm trọng, thậm chí gây biến chứng khó lường.
Xem thêm: Cần làm gì khi bị gãy móng tay chảy máu?
Do thời tiết lạnh hoặc cơ thể bị thiếu Oxy
Ngoài ra, việc bầm móng chân cũng có thể xuất phát từ nguyên do thời tiết quá lạnh hay cơ thể bị thiếu Oxy. Theo đó, lúc tiếp xúc với môi trường lạnh, móng của bạn sẽ có màu xanh hay tím vì máu không thể lưu thông được một cách tạm thời. Trường hợp này cũng khiến móng chân có cảm giác hơi xanh. Bên cạnh đó, cơ thể thiếu Oxy trong máu cũng là lý do khiến móng chân của bạn chuyển sang màu xanh hoặc tím.
Móng chân bị bầm đen do nhiễm nấm
Móng chân bầm đen đôi khi cũng là biểu hiện đầu tiên của hiện tượng nhiễm trùng vì nấm móng gây ra. Điều này làm cho móng của bạn bị mất đi vẻ thẩm mỹ vốn có, khiến bạn khó chịu, nhất là đối tượng phụ nữ. Nấm móng về lâu về dài, bạn còn có cảm giác đau nhức gây phiền toái đến việc sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Bật mí 8 cách chữa móng tay bị thâm đen hiệu quả
5 cách chữa móng chân bị bầm
Xem thêm : Thực phẩm nên và không nên dùng khi đang cho con bú
Móng chân bị bầm tím phải làm sao là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân đang gặp triệu chứng này. Dưới đây là 5 cách chữa móng chân bị bầm tím hiệu quả nhất đã được áp dụng nhiều, bạn có thể chưa biết:
Kiểm tra và sơ cứu vết bầm
Khi móng chân có vấn đề bầm đen, bấm tím, bạn hãy kiểm tra xem tình trạng có nghiêm trọng hay không. Sau đó, bạn thực hiện sơ cứu ngay vết bầm để ngăn chặn tổn thương quá nặng nề, để lại hậu quả đáng tiếc. Chườm lạnh hay chườm nóng là một trong số những cách sơ cứu nhanh chóng và đơn giản nhất.
Đối với chườm lạnh, bạn chỉ cần lấy ít đá viên cho vào khăn sạch và chườm lên phần móng bị bầm. Còn đối với chườm nóng, bạn dùng ngay một chiếc khăn nóng đắp trực tiếp lên là được. Cách này sẽ giúp bạn giảm đau rất nhanh, máu bầm dưới móng giảm đi đáng kể.
Chữa móng chân hết bầm đen
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện lần lượt những cách này sau khi đã sơ cứu hạn chế vết bầm:
Sử dụng kim để loại bỏ tụ máu bầm đen
Ngay sau khi tay hoặc chân của bạn bị dập hình thành những vết máu tụ bầm dưới móng, bạn hãy dùng kim chích vào. Chỉ cần 1 lỗ nhỏ, màu sẽ dễ dàng lưu thông và chảy ra bên ngoài, làm giảm áp lực mà móng đang phải chịu. Việc này nên được thực hiện ngay trong vòng 24 giờ đầu tiên, vì nếu để càng lâu màu sẽ càng đông, rất khó hút. Đây cũng chính là một việc quan trọng cho câu hỏi móng chân bị bầm phải làm sao.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để quá trình hồi phục móng chân diễn ra nhanh chóng hơn. Chẳng hạn như các loại thực phẩm giàu Vitamin C, nhiều dưỡng chất để nâng cao hệ miễn dịch cho móng chân, tay.
Đó là những thực phẩm như rau xanh, dứa hay thứ giàu hàm lượng Kèm. Từ đó giúp bạn hạn chế được những nhiễm trùng nguy hiểm ở thời gian sau.
Cách chữa móng chân bị bầm tím với Collagen
Bạn có biết, Collagen là một trong các dưỡng chất quan trọng giúp hình thành tóc cũng như móng tay, móng chân nhanh chóng. Việc bổ sung Collagen đủ và đúng cách sẽ giúp móng của bạn dần khỏe lên, khôi phục và mau khỏi.
Xem thêm : Tin tức
Bạn có thể ăn những món giàu dưỡng chất giúp sản sinh Collagen tự nhiên nhiều như: Lòng trắng trứng gà, các loại trái cây có múi, hoa quả mọng nước, tỏi, đậu, rau xanh hay cà chua, ớt chuông,… Bạn tuyệt đối hạn chế ăn nhiều đường hay Carbs tinh chế, vì chúng là thứ hủy diệt Collagen cực mạnh.
Khám bác sĩ khi gặp các tình trạng nặng
Nếu thấy có các biểu hiện như nhiễm trùng, sốt, nóng lạnh, hiện tượng đau nhức kéo dài,… bạn nên đến cơ sở y tế ngay. Bác sĩ sẽ giúp bạn thăm khám, chữa trị ngay kịp thời, giảm thiểu đáng kể những nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm hơn.
Chăm sóc và theo dõi tình trạng móng chân
Cuối cùng bạn nên theo dõi tình trạng móng chân bị bầm của mình xem nó có nghiêm trọng hơn hay không. Quá trình chăm sóc móng cũng cần được quan tâm, chú trọng để móng nhanh chóng phục hồi.
Theo đó, bạn có thể hạn chế ăn những món khó lành vết thương như hải sản, thịt gà, thịt bò,… Đồng thời, bạn cũng tránh đi đừng hay di chuyển làm cho tổn thương bị va đập thêm phần nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng thêm tinh dầu dừa để cấp ẩm thường xuyên cho vùng móng chân hoặc móng tay. Loại nguyên liệu này có tác dụng làm tan máu bầm rất nhanh và hữu hiệu. Bạn hãy thoa đều tinh dầu lên phần móng bị dập mỗi ngày để nuôi dưỡng móng nhanh mọc mới nhanh dài nhé!
Thời gian phục hồi hết móng chân bị bầm
Tùy theo mức độ tổn thương dưới móng mà thời gian phục hồi của móng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
- Diện tích chấn thương dưới móng nhỏ, bạn chỉ mất khoảng vài tuần để hồi phục. Lúc này, vì góc móng bị hư khá nhỏ, nên chúng sẽ rụng và mọc lại rất nhanh ngay sau đó, không bị ảnh hưởng lên toàn bộ móng.
- Ngoài ra, tình trạng dập móng bầm đen toàn bộ nền móng một cách nghiêm trọng, bạn có thể cần đến 12 tháng để phát triển móng mới hoàn toàn đối với móng chân. Còn móng tay bị bầm, bạn có thể chờ trong khoảng thời gian ngắn, chỉ từ 4 – 6 tháng là xong.
- Ngay cả khi được điều trị kịp thời, phương pháp điều trị hiệu quả, bạn cũng không thể nôn nóng. Vì móng mới mọc lại và trông thật bình thường buộc phải cần một khoảng thời gian không ngắn.
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về vấn đề móng chân bị bầm cũng như cách xử lý hiệu quả. Nhipsongkhoe hy vọng rằng, bạn đã có thêm nhiều kiến thức tốt để khi gặp phải hiện tượng này bạn sẽ không bị bỡ ngỡ nhé! Trong trường hợp vết bầm dưới móng bị sưng mủ hoặc đau kéo dài, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của y khoa. Như vậy, bạn mới mau chóng chữa trị khỏi tình trạng khó chịu này, khôi phục sinh hoạt bình thường trong cuộc sống.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp