Móng tay của người khỏe mạnh bình thường sẽ bóng, mịn. Nếu đột nhiên bạn thấy móng tay của mình sần sùi, có những vết gợn thì đó có thể là cảnh báo cơ thể bạn đang không được khỏe. Vậy móng tay bị sần sùi thiếu chất gì? Và cần làm gì để khắc phục tình trạng móng tay sần sùi?
Móng tay bị sần sùi thiếu chất gì? Nguyên nhân khiến móng tay bị sần sùi
Móng tay bị sần sùi, gợn sóng là hiện tượng móng xuất hiện những đường vân dọc, thẳng đứng hoặc sọc ngang gồ lên. Mức độ nhẹ có thể là vài đường còn mức độ nặng sẽ tạo thành nhiều rãnh trên toàn bộ móng. Nếu bình thường móng tay vẫn bóng, mịn nhưng đột nhiên lại có hiện tượng sần sùi, gợn sóng thì đó có thể là lời cảnh báo cơ thể của bạn đang không được khỏe và biểu hiện ra bên ngoài bằng những đường gồ trên móng tay. Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến móng tay bị sần sùi:
Bạn đang xem: Móng tay bị sần sùi thiếu chất gì? Cần làm gì để khắc phục
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến móng tay bị sần sùi là cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Một số khoáng chất và vitamin mà bạn có thể đã bị thiếu hụt: vitamin B7, kẽm, sắt, canxi. Tùy vào mức độ sần sùi của móng để biết cơ thể thiếu nhiều hay ít.
- Bệnh lý về gan: khi gan của bạn bị tổn thương thì cũng có thể gây nên những vết sần sùi trên móng tay.
- Các bệnh lý khác: mặc dù ít xảy ra nhưng việc móng tay bị sần sùi có thể liên quan đến một số bệnh lý về tiêu hóa, tim mạch, thận, viêm khớp, tiểu đường. Các bệnh lý này sẽ khiến móng tay trở nên yếu, dễ bị sần sùi, gợn sóng.
- Quá trình lão hóa: khi bạn già đi, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể kém. Móng tay có thể xỉn màu hoặc có những nốt màu trắng đục. Hiện tượng này được coi như một phần lão hóa bình thường ở móng tay.
Các kiểu móng tay bị sần sùi
Tùy vào bệnh lý và chất dinh dưỡng bị thiếu hụt mà móng tay sẽ có những kiểu dạng sần sùi khác nhau. Do vậy, bạn có thể nhận biết một phần tình trạng cơ thể thông qua dạng sần của móng tay.
Móng tay sọc dọc
Móng tay có những vết sọc dọc thường do quá trình lão hóa gây nên và xuất hiện nhiều ở người trung niên. Và đi kèm với những vết sọc dọc là móng tay bị giòn. Mặc dù vấn đề này không quá nghiêm trọng nhưng bạn nên bổ sung thêm sắt cho cơ thể để móng tay có thể trở về bóng, mịn nhưng ban đầu. Các thực phẩm giàu chất sắt và phổ biến: thịt đỏ, hạt bí ngô, rau bina, bông cải xanh, các loại đậu,…
Móng tay sọc ngang
Xem thêm : Hướng dẫn cách chăm sóc tóc uốn chuẩn salon
Móng tay bị sần sùi thiếu chất gì? Khi thấy móng tay có những vết sọc ngang thì bạn cần chú ý vì khi đó cơ thể đã bị thiếu protein và kẽm. Khi này, cách đơn giản nhất để khôi phục lại móng tay như ban đầu là bổ sung lại lượng chất mất đi bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu protein và kẽm: trứng, sữa, tôm, cua, các loại hạt ngũ cốc,…
Tuy nhiên, khi những vệt ngang xuất hiện nhiều và ngả sang màu vàng nhạt hoặc đen thì bạn cần đặc biệt lưu ý vì có thể bạn đã mắc các bệnh liên quan đến gan. Đừng chủ quan mà hãy đến gặp các bác sĩ để được chẩn đoán và có những phương pháp chữa trị kịp thời.
Móng tay bị lõm
Móng tay bị lõm là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu máu và thiếu chất dinh dưỡng nghiêm trọng, bạn cần bổ sung chất nhanh chóng cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: thịt bò, sữa, trứng, cá,…Nếu tình trạng này đã diễn ra được một thời gian và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đi khám để có được cách chữa trị bệnh hiệu quả nhất.
Móng tay bị rỗ
Móng tay bị rỗ là dấu hiệu bệnh vẩy nến. Trên móng tay sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ, sần sùi ở một hoặc nhiều ngón. Tùy vào mức độ bệnh mà lỗ sẽ to hoặc nhỏ, nông hoặc sâu. Khi bệnh trở nặng thì có thể khiến móng thay đổi màu sắc, biến dạng, dày sừng dưới da,…Tình trạng móng như vậy gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp. Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh vẩy nến có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn cho sức khỏe như: nhiễm nấm, nhiễm khuẩn,…
Móng tay bị tụt dần
Xem thêm : Điểm danh các loại nước mắm trên thị trường hiện nay
Móng tay bị tụt dần còn được gọi là móng tay ăn sâu vào da, nấm móng tay. Điều này thường đến từ việc người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất gây hại cho móng: nước rửa chén, xà phòng giặt. Hiện tượng này cũng xảy ra thường xuyên ở móng tay của các thợ làm nail do phải tiếp xúc lâu ngày với các phụ kiện ngành nail. Khi thấy móng tay có tình trạng bị ăn mòn dần vào da thì người bệnh nên đi khám để có cách chữa trị kịp thời, tránh lây lan sang các móng bên cạnh.
Móng tay dễ gãy
Móng tay dễ gãy thường xảy ra ở các chị em có thói quen làm nail thường xuyên. Móng không chỉ dễ gãy mà còn chuyển sang màu vàng nhạt do tiếp xúc nhiều với hóa chất. Khi thấy móng tay có tình trạng yếu, dễ gãy do làm nail, chị em nên ngừng tần suất làm nail lại để dưỡng móng được chắc khỏe. Đồng thời bổ sung thêm Biotin (vitamin B7) để móng nhanh chóng hồi phục hơn.
Cách chữa trị móng tay khi bị sần sùi
Móng tay sần sùi, thô ráp là điều không ai mong muốn. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng móng tay bị sần sùi mà bạn có thể áp dụng:
- Khi móng bị sần sùi do thiếu chất, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, quan sát hình dạng móng bị sần sùi để xác định chất bị thiếu và ưu tiên bổ sung trước.
- Hạn chế để móng tay tiếp xúc với hóa chất độc hại bằng cách đeo găng tay khi làm việc.
- Giữ vệ sinh móng để tránh viêm nhiễm, rửa sạch tay, móng sau khi tiếp xúc với hóa chất.
- Không dùng chung vật dụng vệ sinh móng cá nhân với người khác: bấm móng tay.
- Đi khám nếu thấy tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đi kèm với những biến chứng khác.
Móng tay bị sần sùi là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, móng tay có những thay đổi lạ là biểu hiện của bệnh lý. Hãy luôn để ý, quan tâm tới những thay đổi nhỏ vì biết đâu đó có thể là dấu hiệu để bạn nhận biết bệnh tình của mình. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: Móng tay bị sần sùi thiếu chất gì?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp