Ngư trường là một trong nguồn tài nguyên thuỷ sản lớn của nước ta. Hiện nay dọc khắp bờ biển Việt Nam có 4 ngư trường trọng điểm, hãy theo chân bài viết để tìm hiểu thêm về 4 ngư trường này và tình trạng thực tại của ngư trường tại nước ta nào.
Ngư trường là gì?
Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới và vô cùng được thiên nhiên ưu ái, ban tặng những tài nguyên quý giá. Một trong số đó phải kể đến ngư trường. Trước khi nói đến 4 ngư trường trọng điểm của nước ta, hãy cùng Dự báo thời tiết tìm hiểu trước xem ngư trường là gì đã nhé.
Bạn đang xem: 4 ngư trường trọng điểm của Việt Nam và tiềm năng phát triển
Ngư trường được định nghĩa là một vùng biển mà tập trung nhiều nguồn lợi thuỷ sản tạo điều kiện cho các tàu đánh cá đến để khai thác.
4 ngư trường trọng điểm của nước ta
4 ngư trường trọng điểm của Việt Nam
Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm chính bao gồm ngư trường Cà Mau – Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh và cuối cùng là ngư trường Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Đây là những khu vực tập trung nhiều các loại thuỷ hải sản phù hợp cho các ngư dân đánh bắt.
Dọc theo lãnh thổ đất nước còn có những bãi biển, đầm phá, các dải rừng ngập mặn. Đây cũng là những khu vực cung cấp cho các ngư dân những tài nguyên về thuỷ hải sản. Bên cạnh đó, ở những vùng ven biển sẽ có những vũng, vịnh thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản. Nhìn chung, thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam ta một địa thế vô cùng lý tưởng để phát triển ngành nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Đây cũng là ngành nghề ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền nước ta.
Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang
Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang có thể trở thành một trong 4 ngư trường trọng điểm nước ta bởi khu vực này có các dòng hải lưu mang theo nhiều sinh vật phù du và kéo theo đó là nguồn hải sản dồi dào. Đây cũng là khu vực có thềm lục địa khá nông, nguồn thuỷ hải sản đa dạng về loài, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, điều kiện khí hậu thuỷ văn ổn định thời tiết tạo thuận lợi cho sự hoạt động của các loài thuỷ hải sản. Ngoài ra còn có nhiều cửa sông và bãi triều tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngư dân đánh bắt hải sản.
Số đội tàu khai thác thuỷ sản lên đến hơn 5000 chiếc bao gồm cả các tàu khai thác xa bờ, nhờ đó mà số lượng khai thác được hàng năm đạt đến con số hàng trăm nghìn tấn. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về địa thế, khí hậu giúp phát triển về ngành khai thác, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản thì đây còn là khu vực kinh tế biển vô cùng quan trọng khi có thể cung cấp cho nước nhà những nguồn tài nguyên về dầu khí, du lịch sinh thái, công nghiệp cơ khí, hàng hải, v.v.
Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu
Xem thêm : 1 bát bún bò Huế bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?
Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu được biết đến là một trong những ngư trường trọng điểm và có tầm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam bởi đây là khu vực có sản lượng thuỷ sản đánh bắt lớn, năm ở địa thế ven biển thuận lợi cho việc giao thương và trao đổi với các tỉnh thành một cách nhanh chóng.
Ngư trường nằm dọc theo các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ với chiều dài bờ biển trên 192km, vùng biển rộng 52.000km2, tiếp giáp với và liên thông với các ngư trường lớn nên mang về nguồn thuỷ hải sản đa dạng chủng loài và trữ lượng, đặc biệt là các loài hải đặc sản có giá trị kinh tế cao. Sở dĩ ngư trường sở hữu ưu thế này là do nguồn nước tốt, nền nhiệt cao và ổn định do đó mang những tiềm năng phát triển vô cùng lớn.
Một trong những tỉnh thành đã dùng những lợi thế về ngư trường để phát triển vô cùng thành công chính là Bình Thuận. Bình Thuận thật biết tận dụng những nguồn tài nguyên có sẵn này để khai thác hải sản, mở rộng các mô hình khai thác xa bờ, phát triển các ngành nghề mới bên cạnh những nghề truyền thống như vận tải biển, du lịch biển – đảo, v.v. nhờ vào lợi thế biển mà nó có. Không chỉ Bình Thuận mà Ninh Thuận cũng đã có được những “mối làm ăn” nhờ vào việc tận dụng sự đa dạng, phong phú của ngư trường. Nhiều năm qua tại Ninh Thuận đã phát triển ngành chế biến nước mắm với hơn 80 cơ sở. Cái tên nổi bật có thể nhắc đến chính là “nước mắm Cà Ná”.
Khám phá ngư trường nước ta
Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh
Ngư trường Quảng Ninh – Hải Phòng vẫn thường được biết đến với tên gọi Ngư trường Vịnh Bắc Bộ, một trong 4 ngư trường trọng điểm có sản lượng đánh bắt lớn. Tuy khu vực còn phải gặp nhiều những khó khăn vì sự thay đổi thời tiết nhưng người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng để phát triển món quà mà thiên nhiên ban tặng này.
Nhắc đến ngư trường Vịnh Bắc Bộ có lẽ không thể bỏ qua vùng biển Bạch Long Vĩ. Ngư trường chủ yếu phân bố về đông, đông nam và đông bắc của Bạch Long Vĩ. Tại vùng biển này hầu như đều có thể khai thác quanh năm, sản lượng đánh bắt vô cùng lớn, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như mực, bào ngư được ưa chuộng ngay cả thị trường trong và ngoài nước.
Trở thành một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta. Bà con ngư dân Quảng Ninh đã chi mạnh và đầu tư kx càng hơn cho việc đóng các tàu công suất lớn nhằm vươn khơi bám biển, làm giàu từ ngư trường.
Ngư trường Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa
Nằm ở trung tâm của vùng biển Đông, ngư trường Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã trở thành ngư trường truyền thống của Việt Nam. Ngư dân bao đời nay đánh bắt trên ngư trường này còn được những tài liệu lịch sử ghi lại minh chứng cho người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ lâu đời trên hai Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Xem thêm : Công đoàn là gì? Quy định về công đoàn hiện nay
Với nguồn lợi về thuỷ hải sản dồi dào, đa dạng ngư trường Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã góp phần vào việc đưa thuỷ sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Nhà nước cũng đã có những sự hỗ trợ cho ngư dân trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác, đóng tàu đánh bắt xa bờ, nhờ đó mà sản lượng khai thác hải sản hằng năm đã tăng nhanh và liên tục. Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ nhà nước, thiên nhiên cũng đã vô cùng ưu ái cho ngư trường một môi trường sống trong sạch, điều này giúp các loài cá ít mặc bệnh và phát triển nhanh hơn. Từ đó sản lượng cá cũng tăng qua hằng năm và mang lại những giá trị xuất khẩu cao đêm về nguồn thu cho đất nước.
Việc đầu tư khai thác những tiềm năng về đánh bắt thuỷ sản tại ngư trường Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa không chỉ góp phần vào đem về nguồn thu mà còn một phần bảo vệ bền vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Nhà nước sẽ còn phát huy hơn nữa những thế mạnh và tiềm năng tại những khu vực này nhằm xác định rõ ràng về quyền sở hữu đối với vùng biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Tình trạng chung hiện nay của ngư trường nước ta
Trong những năm từ 2017 trở lại thì số lượng hải sản có thể đánh bắt trên biển giảm đi vô cùng đáng kể. Nếu trước kia 1 tháng đi biển có thể đánh bắt được 20 tấn các chủng loại thì nay con số ấy chỉ còn 13-15 tấn. Đặc biệt hơn là không chỉ có sự suy giảm trong số lượng cá mà cả sự đa dạng về chủng loại cũng không còn như trước đây.
Một số loài cá có giá trị kinh tế cao, được săn đón nhiều như cá thiều, cá sửu, cá ngộ giờ đây thậm chí không còn tìm thấy và có nguy cơ cạn kiệt vô cùng lớn. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng cá tại các ngư trường nói chung và 4 ngư trường trọng điểm nói riêng trở nên khan hiếm như hiện nay là việc khai thác đánh bắt tận diệt ở các khu vực gần bờ và đánh bắt quá nhiều các loài cá khi chúng chưa trưởng thành, con số đánh bắt những loài này chiếm đến 30-40%. Điều này làm ngăn chặn quá trình cá trưởng thành và phục hồi của những loài cá này.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã đề xuất những phương án như khuyến khích các ngư dân tập trung và đẩy mạnh việc nuôi trồng thuỷ hải sản, hỗ trợ các chính sách đổi ngành nghề, tăng cường khai thác đánh bắt thuỷ sản xa bờ và cấm khai thác những khu vực cấm, v.v. Thông qua đó cũng một phần đóng góp vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Ngư trường Việt Nam
Xem thêm: Lũ lụt là gì và cách phòng chống lũ lụt hiện nay
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp