1. Quy luật giá trị là gì?
Quy luật giá trị là những quy luật về kinh tế trong lĩnh vực sản xuất – lưu thông hàng hóa. Đây được xem là quy định liên quan đến bản chất, đồng thời là cơ sở cho toàn bộ các quy luật khác trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa hiện nay.
Quy luật giá trị đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa ở các doanh nghiệp được diễn ra một cách hiệu quả và phù hợp với những yêu cầu, điều tiết sản xuất trong xã hội hiện nay.
Bạn đang xem: Quy luật giá trị là gì và tác động đối với sản xuất – lưu thông
Sự tác động hay các biểu hiện trong hoạt động sản xuất – lưu thông theo quy luật giá trị đều được thể hiện thông qua sự vận động và biến đổi của giá cả hàng hóa. Bởi thực tế giá trị chính là cơ sở của giá cả mà giá cả lại được biểu hiện bằng tiền của chính các giá trị đó. Do vậy mà giá cả đầu tiên cần phải phụ thuộc vào giá trị của chúng.
Bên cạnh những yếu tố thị trường, giá cả thì quy luật giá trị còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác nữa như là vấn đề cạnh tranh, hoạt động cung – cầu, sức mua của đồng tiền,… Theo đó, các yếu tố này sẽ khiến cho giá cả của hàng hóa trên thị trường hiện tại có thể bị tách rời, giá trị lên hay xuống quanh các trục giá trị của nó.
Xem thêm: Cơ chế quản lý kinh tế là gì
2. Nội dung và yêu cầu cơ bản của quy luật giá trị
2.1. Nội dung cơ bản của quy luật giá trị
Với quy luật giá trị trong sản xuất – lưu thông hàng hóa thì chủ yếu sẽ phụ thuộc vào việc sản xuất, trao đổi hàng hóa dựa trên toàn bộ các cơ sở về giá trị của chính nó. Điều đó có nghĩa là các hoạt động sản xuất trao đổi này sẽ dựa trên hao phí của lao động xã hội cần thiết.
Hay có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì nội dung của quy luật giá trị chính là bao gồm những quy luật kinh tế cơ bản của hoạt động sản xuất – trao đổi – lưu thông hàng hóa. Bất kỳ ở đâu diễn ra các hoạt động đó thì đều có sự tồn tại và tác động từ những quy luật giá trị.
2.2. Những yêu cầu đặt ra với quy luật giá trị
Trong quy luật giá trị hiện nay, những đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất – trao đổi – lưu thông hàng hóa sẽ cần phải đảm bảo thực hiện theo một số yêu cầu nhất định như sau:
– Những tác động của quy luật giá trị sẽ buộc người sản xuất phải làm sao để có thể tạo ra được các sản phẩm hàng hóa mà mức hao phí lao động cá biệt lại phù hợp so với mức hao phí lao động của xã hội cần thiết. Bởi chỉ có làm như vậy thì các doanh nghiệp chuyên về sản xuất mới có thể tồn tại được lâu dài, phát triển.
– Theo quy luật giá trị, toàn bộ những hoạt động sản xuất, trao đổi và lưu thông hàng hóa đều cần phải được thực hiện theo các nguyên tắc nhất định đó là ngang giá. Cụ thể đó là giữa 2 loại hàng hóa khi được tiến hành trao đổi với nhau phải cùng nhận được một lượng lao động là giống nhau hay hiểu đơn giản đó là việc trao đổi, mua bán cần thực hiện theo quy luật giá trị bằng với giá cả.
Xem thêm: Product Owner là gì
3. Những tác động của quy luật giá trị đối với hoạt động sản xuất – lưu thông hàng hóa
3.1. Điều tiết hoạt động sản xuất – lưu thông hàng hóa
Những nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị có tác động khá lớn đến quá trình điều tiết sản xuất – lưu thông hàng hóa, cụ thể trong từng trường hợp như sau:
– Đối với trường hợp mà một loại sản phẩm, hàng hóa nào đó có giá cả lớn hơn so với giá trị của nó, các hàng hóa bán được nhiều và thu về lãi cao thì những nhà sản xuất sẽ có điều kiện để mở rộng hơn về quy mô hoạt động, sản xuất cũng như đầu tư thêm về các nguồn tư liệu, nguyên vật liệu sản xuất hay cũng có thể sản xuất thêm các loại mặt hàng khác có liên quan. Chính bởi vậy mà các tư liệu sản xuất cũng như sức lao động đối với ngành này sẽ tăng lên theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp đó.
– Còn trong trường hợp một mặt hàng, sản phẩm nào đó mà có giá cả thấp hơn so với giá trị của nó, hàng hóa bán được ít hơn và doanh nghiệp bị lỗ vốn sẽ dẫn đến việc nhà sản xuất cần phải thu hẹp quy mô cũng như giảm bớt về số lượng của các mặt hàng, sản phẩm hoặc cũng có thể chuyển sang sản xuất các loại hàng hóa loại khác phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Và với những loại sản phẩm nào mà có giá cả bằng với giá trị của chúng thì họ vẫn có thể tiếp tục sản xuất các loại mặt hàng này.
Xem thêm : Hút Mỡ Bắp Tay Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Mới Nhất 2024
Như vậy, có thể thấy thông qua quy luật giá trị thì vấn đề điều tiết tỷ lệ phân chia nguồn tư liệu trong hoạt động sản xuất – lưu thông hàng hóa cùng với sức lao động của các ngành là khác nhau theo đúng nhu cầu của xã hội. Đó là việc nó có thể thu hút được các loại sản phẩm, hàng hóa từ những thị trường có giá cả thấp đến thị trường có giá cả cao hơn. Từ đó góp phần tạo ra sự cân bằng nhất định cho hàng hóa ở các vùng hoạt động sản xuất – trao đổi – lưu thông.
Xem thêm: Dropshipping là gì
3.2. Kích thích về sự cải tiến
Các quy luật giá trị còn có tác động mạnh mẽ đến việc kích thích sự cải tiến trong sản xuất hàng hóa hiện nay. Cụ thể đó là việc cải tiến về kỹ thuật, về quy trình thực hiện sao cho hợp lý, từ đó có thể tăng năng suất lao động, đồng thời hạ bớt giá thành của các sản phẩm.
Thực tế thì hàng hóa sẽ được sản xuất ra ở những điều kiện, môi trường kinh doanh khác nhau. Chính vì vậy mà sẽ tạo ra các mức hao phí lao động khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường thì mọi quá trình trao đổi lại đều phải thực hiện dựa trên các hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, nhà sản xuất, người bán hàng, nhân viên kinh doanh tiếng anh nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn so với mức xã hội cần thiết thì họ sẽ nhận được nhiều lãi hơn.
Thông qua đây, các nhà sản xuất sẽ được kích thích mạnh mẽ hơn về vấn đề cần phải nhanh chóng cải tiến về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, quy trình sản xuất, vấn đề tổ chức quản lý sản xuất, tiết kiệm,… để có thể làm gia tăng năng suất lao động hơn nữa, đồng thời hạ bớt được chi phí cho hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
Và sự cạnh tranh trên thị trường nếu như càng mạnh mẽ thì sẽ thúc đầy tất cả các nhà sản xuất đều thực hiện cải tiến. Theo đó, năng suất của toàn xã hội sẽ ngày càng tăng lên, các chi phí về sản xuất sẽ giảm đi đáng kể.
3.3. Ảnh hưởng đến sự phân hóa các hoạt động sản xuất
Một tác động nữa từ quy luật giá trị trong sản xuất – lưu thông hàng hóa đó chính là có ảnh hưởng việc phân hóa các hoạt động sản xuất. Cụ thể đó là những người thực hiện sản xuất các mặt hàng, các sản phẩm hàng hóa mà có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn so với mức xã hội cần thiết trên thị trường thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn trong hoạt động kinh doanh, buôn bán, từ đó sẽ giúp họ nhanh chóng trở nên giàu hơn. Điều này thuận lợi cho họ có thể mua và trang bị thêm các thiết bị, tư liệu sản xuất chất lượng, mở rộng quy mô hoạt động và có cơ hội trở thành người làm chủ, thuê nhân viên về để phụ giúp cho quá trình sản xuất hàng hóa.
Và người lại, với những người mà có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn so với mức xã hội cần thiết thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị thua lỗ, phá sản dẫn đến bị nghèo đi, thậm chí còn có thể trở thành những người lao động bình thường đi làm thuê cho các tổ chức, doanh nghiệp khác.
Thông qua đây thì có thể thấy, các quy luật giá trị cũng là một trong số các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc hình thành các mối quan hệ về tư bản chủ nghĩa.
3.4. Một số tác động khác
Bên cạnh những tác động khá tích cực đến hoạt động sản xuất – trao đổi – lưu thông hàng hóa thì các quy luật giá trị hiện nay cũng có không ít ảnh hưởng tiêu cực.
Cụ thể đó là bởi hầu hết các doanh nghiệp đều đang đua nhau chạy theo các lợi nhuận, đồng thời tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao mà đã xuất hiện rất nhiều vấn đề gian lận trong quá trình buôn bán, xuất hiện nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bán ra thị trường, gây ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng.
Và tại Việt Nam hiện nay thì theo đánh giá từ các cơ quan, tổ chức, số lượng hàng giả, hàng nhái đang ngày càng nhiều và len lỏi vào thị trường buôn bán một cách công khai, không có sự kiểm soát. Ví dụ như hàng loạt các loại băng đĩa lậu được bán tràn lan, các loại nước hoa, mỹ phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng mặc dù chưa hề được công bố và tung ra thị trường nhưng lại vẫn được bán rất nhiều ở các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, thậm chí cả những thương hiệu danh tiếng.
Từ những tác động tiêu cực đó thì nhà nước ta hiện nay cần phải nâng cao hơn nữa về vai trò quản lý trong nền kinh tế, cần vận dụng các quy luật giá trị một cách hiệu quả để có thể đẩy mạnh được những mặt tích cực, giảm thiểu các mặt hạn chế trong quá trình sản xuất – lưu thông hàng hóa.
4. Vận dụng quy luật giá trị vào sản xuất – lưu thông hàng hóa như thế nào?
4.1. Đối với lĩnh vực sản xuất hàng hóa
Trong sản xuất hàng hóa thì quy luật giá trị được áp dụng thực hiện đối với 2 vấn đề chính sau đây:
Xem thêm : Hướng dẫn cách sửa tay ga xe đạp điện đơn giản
Thứ nhất, với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất
Đối với nền kinh tế thị trường hiện nay tại Việt Nam thì các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa đều đang cạnh tranh với nhau khá mạnh mẽ. Do đó, để có thể đảm bảo được vị trí của mình cũng như đứng vững ở các vị trí đó, vượt qua được các đối thủ khác thì doanh nghiệp cần phải thực hiện tính toán về vấn đề hiệu quả của hoạt động kinh doanh như thế nào.
Cụ thể, các hiệu quả đó được đánh giá thông qua các hình thức giá trị, giá cả của hàng hóa, lợi nhuận thu được, các khoản chi phí liên quan,… Theo đó, để đảm bảo mang lại lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp sẽ cần phải làm sao để có thể hạ thấp được các chi phí trong hoạt động sản xuất của mình. Doanh nghiệp có thể hợp lý hóa về quy trình, tiết kiệm các chi phí không cần thiết, gia tăng về năng suất lao động hơn nữa,…
Như vậy, để có thể đảm bảo thực hiện được các vấn đề đó, doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu và nắm rõ về các quy luật giá trị áp dụng như thế nào trong việc hoạch toán kinh tế. Và rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn luôn thực hiện rất tốt về vấn đề này. Đặc biệt, nhà nước hiện nay đều quyết định cổ phần hóa đa số các doanh nghiệp thuộc nhà nước và chỉ giữ lại một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành liên quan đến an ninh quốc gia.
Do đó, các doanh nghiệp khác đều sẽ chuyển thành mô hình cổ phần, đồng thời sẽ có nhiều chủ sở hữu, nhiều cổ đông làm việc vì lợi ích chung. Chính vì vậy mà việc áp dụng đúng đắn các quy luật giá trị trong vấn đề hoạch toán kinh tế là điều hết sức cần thiết, quan trọng cho các doanh nghiệp hiện nay, nhất là các doanh nghiệp với mô hình cổ phần.
Thứ hai, với việc hình thành nên giá thành của sản phẩm sản xuất
Nước ta trước đây hoạt động kinh tế theo cơ chế quan liêu bao cấp và toàn bộ gái cả của các sản phẩm, loại hàng hóa đều được quyết định bởi Chính phủ. Tuy nhiên, sau giai đoạn đổi mới thì toàn bộ vấn đề liên quan đến giá cả của hàng hóa lại phụ thuộc vào thị trường. Theo đó, nhà nước chủ trương cần phải vận dụng được tối đa các quy luật giá trị vào quá trình sản xuất và định giá thành của sản phẩm khi tung ra thị trường và giá cả phải do chính giá trị của các sản phẩm đó quyết định.
Mặc dù vậy thì xét trên thực tế, giá cả của các mặt hàng trên thị trường hiện nay lại phụ thuộc và chịu tác động khá lớn bởi nhiều yếu tố liên quan khác như là vấn đề cung – cầu của con người, yếu tố cạnh tranh, sức mua của đồng tiền,… Và những vấn đề đó thì không thể nào tuân theo được ý muốn và quyết định của nhà nước được. Thông qua sự điều chỉnh này thì có thể thấy, nhà nước cũng đã và đang phần nào nhận thấy được tầm quan trọng của các quy luật giá trị trong quá trình sản xuất hàng hóa như thế nào?
4.2. Đối với lĩnh vực lưu thông hàng hóa
Bên cạnh quá trình sản xuất thì vấn đề lưu thông hàng hóa cũng cần phải áp dụng theo quy luật giá trị nhất định. Như đã phân tích ở trên, nguyên tắc cho vấn đề trao đổi – lưu thông hàng hóa sẽ cần phải thực hiện theo hình thức ngang giá. Và hàng hóa theo tác động của quy luật giá trị, hàng hóa sẽ được chuyển từ những thị trường có giá cả thấp đến thị trường có giá cao hơn, từ những nơi mà có nguồn cung nhiều đến những nơi có nhu cầu nhiều,… Thông qua đó thì hàng hóa giữa các vùng miền sẽ được phân bố hợp lý, cần đối hơn.
Hiện nay, nhà nước cũng đang vận dụng khá tốt quy luật giá trị vào vấn đề lưu thông hàng hóa. Cụ thể đó là việc định giá cả của các loại sản phẩm, hàng hóa sát so với giá trị của chúng. Thông qua giá trị sản phẩm để có thể kích thích được về nhu cầu cải tiến kỹ thuật, công tác quản lý.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng không ngừng chủ động thực hiện việc tách giá cả của sản phẩm ra khỏi giá trị của chúng ở những thời kỳ khác nhau. Từ sự chênh lệch giữa 2 yếu tố đó mà thực hiện điều tiết một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất – lưu thông hàng hóa, đồng thời điều chỉnh về mối quan hệ cung – cầu hay hoạt động phân phối hàng hóa giữa các vùng miền.
Như vậy, giá cả được xem là một công cụ kinh tế vô cùng quan trọng, cần thiết đối với việc lên các kế hoạch về vấn đề tiêu dùng xã hội hiện nay mà các doanh nghiệp và nhà nước cần phải hết sức quan tâm, chú ý.
Hy vọng những thông tin mà timviec365.vn cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến quy luật giá trị là gì? Thông qua đó có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình và mang về lợi nhuận cao, phát triển doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp