Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật – Kỳ cuối: Người dân không sử dụng, giấy phép lái xe giả sẽ hết “đất” sống Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật – Kỳ 2: “Treo” tính mạng dưới bánh ô tô Giấy phép lái xe giả, hệ lụy thật- Kỳ 1: Những lời dẫn dụ người mua trên mạng xã hội
Nhiều bằng lái xe giả đã được lực lượng công an thu giữ.Luật sư Lê Thị Quyên – Công ty Luật Hợp danh The Light:
Bạn đang xem: Người mua bằng lái xe giả bị xử lý như thế nào?
Giấy phép lái xe là một loại giấy bắt buộc của người tham gia điều khiển phương tiện giao thông trong quá trình tham gia giao thông do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cho phép người đó được phép vận hành, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe ô tô, xe tải, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS) hành vi làm giả Giấy phép lái xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS).
Trong trường hợp này, mức phạt cao nhất có thể lên đến 7 năm tù. Bên cạnh đó, hành vi làm giả bằng lái xe nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác còn có thể đồng thời bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Xem thêm : Đang học đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Làm giả bằng lái xe, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác để thực hiện hành vi cung cấp bằng lái xe giả nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nếu tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 174 BLHS thì có thể bị truy tố hình sự với khung hình phạt cao nhất từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Vì thế, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 2 tội tại Điều 174 và Điều 341.
Ngoài ra, theo luật sư Lê Thị Quyên, việc sử dụng bằng lái xe giả cũng bị xử lý rất nghiêm khắc. Pháp luật quy định người có hành vi sử dụng bằng lái xe giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Khoản 11, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 21, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, mức xử phạt phụ thuộc vào loại phương tiện do người đó sử dụng, cụ thể:
Xem thêm : Chế độ BHXH khi bố mẹ mất như thế nào?
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô-tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô-tô. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô-tô hai bánh có dung tích từ 175cm3 trở lên, xe mô-tô ba bánh
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng hoặc từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô-tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô. Bên cạnh đó, người sử dụng bằng lái xe giả còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng bằng giả để qua mắt cơ quan chức năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội Làm giả con giấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc sử sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức, theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Như vậy, việc làm giả bằng lái xe hay sử dụng bằng lái xe giả đều được pháp luật quy định rõ ràng và có những khung hình phạt tương xứng với từng hành vi.
Việc các đối tượng bất chấp luật pháp buôn bán, sử dụng bằng lái xe giả là hành vi vi phạp pháp luật và gây nguy hại cho xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của những kẻ sử dụng bằng giả khi tham gia giao thông.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp