Không ít người dân hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng lại lên thành phố hoặc tỉnh khác để làm việc, học tập. Hơn nữa, ở Việt Nam dịch vụ y tế công và tư không phải ở địa phương nào cũng đồng đều nhau về chất lượng và giá cả, nên nhiều người dân mong muốn được đăng ký bảo hiểm y tế ở những thành phố lớn. Vậy có thể mua bảo hiểm y tế khác tỉnh không? Thủ tục mua bảo hiểm y tế khác tỉnh như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
- Công thức tính thể tích Hình Vuông (Hình hộp) đầy đủ
- Mẹ bầu ăn rau ngò gai được không? Những loại rau thơm nào mẹ bầu không nên ăn
- Cách dùng sữa rửa mặt đúng chuẩn cho nàng làn da sạch thoáng, mềm mịn
- SIM Viettel bị khóa – nguyên nhân và cách khắc phục
- Tư lệnh đầu tiên của Khu 9 – “vạn sự khởi đầu nan”
Mua bảo hiểm y tế khác tỉnh
1. Có thể mua bảo hiểm y tế khác tỉnh được không?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 13/06/2014, có 5 nhóm đối tượng chính tham gia bảo hiểm y tế. Có thể kể đến một số nhóm mà phần lớn người dân khi tham gia bảo hiểm y tế theo các đối tượng này là:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
+ Học sinh, sinh viên.
– Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Một người có thể thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau nhưng sẽ chỉ được cấp bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà họ được xác định dựa trên thứ tự tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2014.
Như vậy, để trả lời câu hỏi có thể mua bảo hiểm y tế khác tỉnh không? Đầu tiên, bạn đọc cần xác định được mình thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế nào.
Trường hợp người dân thuộc nhóm 1,2,3,4 thì người dân sẽ tham gia bảo hiểm y tế tại nơi làm việc, học tập. Khi đó thẻ bảo hiểm y tế của bạn sẽ xác định theo vị trí của trụ sở công ty hay nơi mà bạn đang theo học mà không dựa trên hộ khẩu thường trú của bạn ở đâu. Có thể nói, khi đó bạn đang mua bảo hiểm y tế khác tỉnh.
Trường hợp bạn đọc không thuộc 4 nhóm trên thì bạn sẽ tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm 5 – hộ gia đình. Khi đó, việc mua bảo hiểm y tế mới dựa trên vị trí nơi bạn đăng ký hộ khẩu.
Theo hướng dẫn tại điểm a, Mục 1 Công văn số 777/ BHXH- BT hướng dẫn nội dung về thu bảo hiểm y tế như sau:
“Đối với hộ gia đình tham gia BHYT đã có người tham gia BHYT tự đóng 100% mức đóng, nếu sau ngày 01/01/2015 tiếp tục tham gia BHYT thì thực hiện cho cá nhân người đó hoặc theo hộ gia đình; những người còn lại trong hộ gia đình chưa tham gia BHYT, khi tham gia BHYT thì bắt buộc thực hiện theo hộ gia đình. Từ 01/01/2016 trở đi, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện BHYT theo hộ gia đình.”
Như vậy, từ 01/01/2016 trở đi, toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú phải thực hiện BHYT theo hộ gia đình. Bạn có sổ hộ khẩu tại một tỉnh mà muốn mua bảo hiểm y tế tại tỉnh khác thì không được bởi việc mua bảo hiểm y tế tự nguyện được thực hiện dựa trên sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Trong trường hợp bạn muốn mua bảo hiểm y tế khác tỉnh thì phải có sổ tạm trú, sau khi có sổ tạm trú tại tỉnh đó thì bạn có thể đến UBND xã/phường nơi đó để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
2. Làm thế nào để mua bảo hiểm y tế khác tỉnh?
Để mua bảo hiểm y tế ở tỉnh khác thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
Xem thêm : Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc: 100 triệu người mất mạng?
– Tờ khai tham gia BHYT (mẫu số TK1-TS, 01 bản/người)
– Danh sách đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình (mẫu D01-TS, 01 bản).
– Danh sách người tham gia BHYT (mẫu D03-TS, 01 bản)
– Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu).
– Bản photo hoặc bản chụp thẻ BHYT của những người đã có thẻ để nộp kèm theo Danh sách đăng ký tham gia BHYT để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT.
Những mẫu tờ khai trên bạn tham khảo tại Quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất năm 2020.
Khi tham gia thì phải tham gia với toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú. Đối với những người đã có thẻ BHYT bạn phải mang theo bản photo hoặc bản chụp thẻ của họ để làm căn cứ giảm trừ. Và mang hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã phường để mua bảo hiểm y tế.
3. Quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế khác tỉnh
Mức hưởng của bảo hiểm y tế khác tỉnh cũng giống như các bảo hiểm y tế khác là được phân dựa trên đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp bạn tham gia BHYT hộ gia đình mà không có ngoại lệ hưởng mức cao hơn thì mức quyền lợi của bạn bằng 80% chi phí khám chữa bệnh được BHYT thanh toán khi đi khám đúng tuyến.
Trên đây là toàn bộ bài viết của ACC giải đáp câu hỏi có thể mua bảo hiểm y tế khác tỉnh không? Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp