Sáng mùng 1 Tết, các gia đình có tục mua muối. Cuối năm, họ lại mua vôi để quét tường. Vì sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi? Ý nghĩa tục này là gì?
Ông bà ta quan niệm “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, phong tục vào cuối năm này mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Vậy ý nghĩa thật sự của phong tục này là gì, cùng Bách hóa XANH tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
- Tứ diện đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
- Thu hồi tin nhắn instagram người khác có biết không?
- 1 sen bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Nơi chuyển đổi an toàn, chi phí thấp?
- Xây dựng Binh chủng Công binh “tinh, gọn, mạnh” – Tạp chí Quốc phòng toàn dân
- Giờ Trái đất là gì? Giờ Trái đất 2024 vào ngày nào?
1Ý nghĩa tục đầu năm mua muối
Tập tục đầu năm mua muối của người Việt Nam đã được truyền qua nhiều thế hệ. Vào ngày đầu tiên của năm mới, người ta sẽ mua muối mang về nhà, đây gọi là “muối lộc” để đón nhận may mắn và cầu mong một năm mới đủ đầy, ấm no.
Bạn đang xem: Vì sao phải đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?
Theo người xưa, muối là một thứ mặn, có tác dụng trừ tà khí, chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình. Bên cạnh đó, muối còn có ý nghĩa trong tình cảm, mang đến sự mặn mà, gắn kết cho các thành viên trong gia đình, sự hòa thuận giữa vợ chồng, con cái.
Ở Bắc Bộ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những gánh muối trên khắp các đường làng, ngỏ hẻm, người mua kẻ bán tấp nập. Hình ảnh này đã trở thành một phần không thể thiếu vào Mùng 1 Tết hằng năm.
Ý nghĩa tục đầu năm mua muối2Ý nghĩa tục cuối năm mua vôi
“Cuối năm mua vôi” để xây nhà, trang hoàng cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa để đón chào một năm mới tràn đầy hy vọng. Vôi trát nhà còn là để xóa bỏ những vết tích của năm cũ, sửa chữa những sai lầm, khôi phục lại những thất bát đã qua.
Xem thêm : Số định danh cá nhân là gì? Cách tra cứu số định danh cá nhân
Bên cạnh đó, cuối năm mau vôi còn để tiếp vôi cho “ông bình vôi”, vật dụng dùng để ăn trầu của các cụ ngày xưa. Tuy nhiên, người ta chỉ cho ông vôi vào cuối năm, tránh thêm vôi vào đầu năm vì sợ “bạc như vôi”.
Không những thế, theo ông Vương Duy Bảo – Cục phó Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL), tục mua muối đầu năm còn là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè, ăn nhịn”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà.
Ý nghĩa tục cuối năm mua vôi
3Mua muối đầu năm về để ở đâu?
- Xua tà khí cho cả năm: Cho muối vào đầy 3/4 bát hoặc ly thủy tinh, đặt 6 đồng xu xếp theo hình vòng tròn vào bát, mặt dương của xu ngửa lên trên để làm bát muối phong thủy cầu may.
- Sáng mùng 1 đầu năm mới: Đặt một túi muối nhỏ vào trong ví tiền cầu mong cả năm được may mắn, mặn mà, tiền bạc dồi dào.
- Với những người làm kinh doanh buôn bán: Bên cạnh việc để muối vào túi tiền, hãy đặt thêm túi muối ở quầy hàng để cầu may mắn về tài lộc.
- Những người đi du lịch xa có thể đặt túi muối trong vali hoặc treo trên ô tô để có một chuyến đi bình an, may mắn.
Mua muối đầu năm
4Đầu năm nên làm gì? Kiêng làm gì?
Đầu năm nên làm những điều sau:
- Mua muối cầu tài lộc đầu năm.
- Mặc quần áo mới.
- Đi chùa ngày đầu năm.
- Khai bút đầu năm.
Đầu năm kiêng làm những điều sau:
- Kiêng quét nhà, đổ rác ngày mùng 1.
- Không cho lửa, nước cho người khác vào đầu năm.
- Kiêng làm vỡ đồ dùng.
- Không cho vay hay đòi nợ vào đầu năm.
- Không cãi nhau ngày mùng 1.
Xem thêm : Có cần thiết phải thuê luật sư khi ly hôn hay không?
Tham khảo thêm: Đầu năm kiêng làm gì? 13 điều kiêng kỵ trong 3 ngày Tết
Đầu năm nên làm gì? Kiêng làm gì?
Trên đây là lý giải về tục “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” mà Bách hóa XANH đã tổng hợp được. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về các phong tục truyền thống của người Việt Nam.
Mua trái cây tươi tại Bách hóa XANH cho ngày Tết nhé:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp