1. Giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục mua ô tô trả góp
1.1. Trường hợp cá nhân đứng tên mua
– Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu
- 77 là tỉnh nào? Giới thiệu về Bình Định và phân loại biển số xe theo từng khu vực
- Hướng dẫn cách uống thuốc giải rượu đúng cách để đầu óc luôn tỉnh táo
- Ngày Quốc tế Lao động (International Workers’ Day) là gì? Ý nghĩa và lịch sử hình thành
- Vay Fe Credit có lên CIC không? Bất lợi không lường khi trả nợ quá hạn tại Fe Credit
- Cơm tấm bao nhiêu calo? Ăn cơm tấm có béo lên không?
– Nếu đã kết hôn: Giấy đăng ký kết hôn, Căn cước công dân của vợ/chồng
Bạn đang xem: Thủ tục mua ô tô trả góp: Cần chuẩn bị giấy tờ gì?
– Nếu còn độc thân: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
– Giấy tờ chứng minh thu nhập cá nhân:
- Thu nhập từ lương: bảng lương, hợp đồng lao động tối thiểu 01 năm, sao kê tài khoản cá nhân, sổ tiết kiệm…
Trường hợp có Công ty riêng và thu nhập dựa vào công ty đó thì cung cấp giấy đăng ký kinh doanh và bảng báo cáo tài chính công ty
Trường hợp là hộ kinh doanh thì cung cấp giấy đăng ký kinh doanh cá thể và sổ ghi chép bán hàng 03 tháng gần nhất
- Nếu thu nhập có từ cho thuê nhà hoặc phòng trọ thì cung cấp hợp đồng cho thuê…
– Giấy tờ chứng minh tài sản sở hữu có giá trị: nhà cửa, xe, bất động sản, cổ phiếu, cổ phần…
1.2. Trường hợp doanh nghiệp đứng tên mua
– Giấy phép kinh doanh
– Báo cáo thuế 01 năm gần nhất
– Báo cáo hoá đơn VAT 01 năm gần nhất
– Điều lệ công ty/Biên bản họp hội đồng thành viên
– Bảng copy giấy đăng ký sử dụng mẫu dấu
– Giấy tờ chứng minh tài sản: Nhà máy, dây chuyền, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ôtô…
– Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi
– Hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào
Xem thêm : OpenDevelopment
Các loại giấy tờ trên có thể thêm hoặc bớt tùy theo chính sách của đơn vị cho vay.
2. Trình tự, thủ tục mua ô tô trả góp
Thủ tục mua ô tô trả góp tại ngân hàng sẽ tiến hành qua những bước như sau:
Bước 1: Cung cấp đầy đủ và chính xác các loại giấy tờ mà ngân hàng cho vay yêu cầu
Bước 2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ
Sau khi thẩm định, nếu thiếu giấy tờ ngân hàng sẽ yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, ngân hàng sẽ phê duyệt cho vay và thông báo bảo lãnh khoản vay.
Bước 3: Nộp tiền đối ứng, đăng ký xe
Người mua xe nộp một khoản tiền đối ứng cho hãng xe ô tô để được xuất hóa đơn và gửi hồ sơ đi làm các thủ tục nộp thuế trước bạ, bấm biển số, đăng kiểm.
Bước 4: Ký hợp đồng vay
Sau khi đã nhận được biển số xe và bản gốc giấy đăng ký xe thì mang những giấy tờ đó lên ngân hàng để ký hợp vay. Đồng thời, đóng những khoản phí liên quan và đi công chứng giấy tờ, ký vào giấy nhận nợ từ ngân hàng.
Bước 5: Nhận xe
Ký hợp đồng xong, ngân hàng sẽ cung cấp bản sao giấy đăng ký xe và chuyển tiền cho đại lý bán xe ô tô. Cuối cùng, bạn đến đại lý nhận xe và hoàn tất giao dịch.
3. Một số lưu ý khi làm thủ tục mua ô tô trả góp
Mua ô tô trả góp là hình thức mua xe rất thịnh hành hiện nay. Người ta có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều tiền. Tuy nhiên trước khi thực hiện thủ tục mua ô tô trả góp, bạn cần chú ý những điều sau:
Dính nợ xấu có thể không được cho vay
Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.
NhómThời gian nợ quá hạnThời gian được vay trở lạiNhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩnDưới 10 ngàyCó thể xem xét vay ngayNhóm 2: Nhóm nợ cần chú ýTừ 10 – 30 ngàySau 12 thángNhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩnTừ 30 – 90 ngày05 nămNhóm 4: Nợ nghi ngờ bị mất vốnTừ 90 – 180 ngày05 nămNhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốnNợ từ 180 ngày trở lên05 năm
Xem thêm : Hướng dẫn cách hiển thị tốc độ trên Google Map iOS đơn giản
* Căn cứ Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN.
Người đã dính vào nợ xấu từ nhóm 3 trở đi sẽ rất khó đi vay tại bất cứ ngân hàng nào.
Toàn bộ thông tin liên quan tới lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng quốc gia từ 03 – 05 năm tính từ thời điểm khách hàng đi vay vốn.
Hình thức vay
Có 02 hình thức vay trả góp phổ biến là vay tín chấp và vay thế chấp.
– Vay tín chấp: Vay dựa trên uy tín của người vay. Thủ tục vay khá đơn giản, nhanh gọn nhưng lại có lãi suất cao.
– Vay thế chấp: Vay dựa trên tài sản thế chấp của người vay. Hình thức vay này có lãi suất thấp hơn, tuy nhiên thủ tục xét duyệt cũng phức tạp hơn.
Người muốn mua xe có thể sử dụng chính chiếc xe chuẩn bị mua để thế chấp. Với xe mới, chủ xe vay được đến 90% giá trị xe, tùy ngân hàng và thời điểm. Thời gian vay có thể kéo dài từ 05 – 07 năm.
Đối với xe cũ, giá trị và thời gian vay sẽ thấp hơn, thường chỉ được vay khoảng 50% giá trị xe với thời gian vay chỉ từ 03 – 05 năm.
Lãi suất vay
Bạn cần lựa chọn các gói lãi suất cho phù hợp nhằm tối ưu nhất việc trả nợ.
Nếu có thể trả nợ trong thời gian ngắn, nên chọn gói ưu đãi lãi suất trong những năm đầu năm đầu, sau đó lãi suất thả nổi (lãi suất thả nổi khá cao, tuy nhiên trong thời gian này người mua có thể đã trả xong nợ).
Nếu bạn cần nhiều thời gian để trả nợ thì nên chọn gói vay có lãi suất ổn định trong suốt thời kỳ vay.
Phí trả nợ trước hạn
Nếu trả hết nợ sớm hơn so với thỏa thuận, có thể bạn sẽ bị phạt. Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí phạt trả nợ trước hạn khác nhau, thường dao động từ 1 – 4% và giảm dần theo năm.
Trên đây là các thông tin về thủ tục mua ô tô trả góp. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp