Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024
Mức đóng bảo hiểm xã hội là số tiền nộp cho cơ quan quản lý thu bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện khi tham gia bảo hiểm xã hội. Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất có sự khác nhau về tỷ lệ % đóng của người tham gia BHXH giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2024 có tỷ lệ đóng như sau:
Bạn đang xem: Mức đóng BHXH, BHYT năm 2024 bao nhiêu %?
- Mức đóng BHXH là 25,5% trong đó: NLĐ đóng 8%, đơn vị đóng 17,5%
- Mức đóng BHYT là 4,5% trong đó: NLĐ đóng 1,5%, đơn vị đóng 3%
- Mức đóng BHTN là 2% trong đó: NLĐ đóng 1%, đơn vị đóng 1%
Như vậy, tổng số tiền phải đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32% trong đó: Người lao động đóng 10,5%, đơn vị sử dụng lao động đóng 21,5%. Riêng đối với người lao động nước ngoài do không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội 2023 là 30% trong đó: NLĐ đóng 9,5%, đơn vị đóng 20,5%.
Hiện nay, mức lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với Công chức, viên chức do nhà nước quy định, còn đối với tổ chức, doanh nghiệp do đơn vị quyết định. Trong đó mức lương làm căn cứ đóng BHXH tối đa như sau:
- Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 36.000.000đ
- Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng
Lưu ý: Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ lao động thương binh và xã hội chấp thuận thì được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn là (0.3%).
Mức đóng nêu trên không áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Mức đóng BHXH của công chức, viên chức
- Tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức gồm: 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT.
- Tỷ lệ đóng BHXH của viên chức gồm: 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.
Mức đóng BHXH tối thiểu bao nhiêu tiền?
Số tiền đóng BHXH = Tỷ lệ đóng BHXH X Mức lương đóng BHXH
Tỷ lệ đóng BHXH 2024 là 25,5% và mức lương tham gia đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Do đó mức đóng BHXH tối thiểu bằng số tiền đóng BHXH của NLĐ thuộc vùng IV = 25,5% X 3.250.000đ = 828.750đ (Trong đó: NLĐ đóng 260.000đ, đơn vị đóng 568.750đ)
Để tiện cho việc tra cứu quy định pháp luật, Luật Trí Nam chia sẻ mức lương tối thiểu vùng để mọi người tham khảo
Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Trường hợp bắt buộc phải đăng ký tham gia BHXH
- NLĐ là công dân Việt Nam
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Trường hợp, NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
- NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
- NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Quy định về thời gian làm việc đóng BHXH bắt buộc
Người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc nếu có thời gian không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 85, Luật BHXH năm 2014
Xem thêm : Lý thuyết năng lượng liên kết của hạt nhân và phản ứng hạt nhân
Bên cạnh đó tại Khoản 5, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Quy định thời gian đóng BHXH để được hưởng chế độ BHXH bắt buộc
Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay người lao động sẽ được hưởng 5 chế độ bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và tử tuất. Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động phải đóng BHXH đủ thời gian quy định mới được xét hưởng các chế độ này.
- Thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ ốm đau
Không quy định thời gian tham gia BHXH bắt buộc để hưởng chế độ ốm đau. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chỉ yêu cầu người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc.
- Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội quy định để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH bắt buộc như sau:
– Theo Khoản 2, Điều 31 quy định: phải đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản áp dụng với:
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
– Theo khoản 3, Điều 31 quy định: lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLĐXH về thời gian đóng BHXH để hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con của chồng như sau:
- Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con được hưởng chế độ thai sản.
- Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với trường hợp là chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ.
- Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định về thời gian đóng BHXH bắt buộc để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các điều kiện để hưởng chế độ này liên quan đến thời gian tai nạn, mức độ thương tật, địa điểm tai nạn, công việc đang làm thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hay không…
Để được hưởng chế độ tai nạn lao động người lao động căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp người lao động căn cứ vào Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Do đó, người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 45 và Điều 46, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 là đã có thể hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ-BNN theo quy định.
- Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ hưu trí
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Bộ luật Lao động năm 2019, thì người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, cụ thể:
Như vậy, thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu là 20 năm tương đương với 240 tháng đóng BHXH (tính cả thời gian tham gia BHXH tự nguyện nếu có).
- Thời gian đóng BHXH bắt buộc hưởng chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Để thân nhân của người lao động được hưởng chế độ tử tuất thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia BHXH như sau:
- Đối với trợ cấp mai táng: Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.
- Đối với trợ cấp tuất: Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần áp dụng cho người đủ điều kiện để thân nhân hưởng trợ cấp mai táng.
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
- Luật bảo hiểm xã hội 2014;
- Luật Việc làm 2013;
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018;
- Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020;
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018;
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020, Quyết định 1040/QĐ-BHXH ngày 18/8/2020);
- Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
- Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động bắt buộc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi nào?
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Không xác định thời hạn;
- Xác định thời hạn thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên (do hợp đồng lao động theo mùa vụ đã bị bãi bỏ).
* Ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
* Lưu ý: Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(Điều 43 Luật Việc làm 2013)
Đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng những lợi ích sau:
- Được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm.
- Được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm nếu đáp ứng điều kiện tại Điều 54 Luật Việc làm.
- Được hỗ trợ học nghề khi đáp ứng điều kiện tại Điều 55 Luật Việc làm.
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Câu hỏi: Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp 03 năm ở công ty cũ, sau đó nghỉ việc nhưng không làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, tôi đang làm việc ở công ty mới được 06 tháng. Vậy thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước đây của tôi có được cộng dồn không?
Xem thêm : Bản quyền của phần mềm không thuộc về đối tượng nào
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm năm 2013, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Bởi vậy, dù đóng bảo hiểm thất nghiệp không liên tục do chuyển nhiều nơi làm việc thì người lao động vẫn sẽ được hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp trên tổng thời gian mà mình đã tham gia.
- Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?
Câu hỏi: Tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2000, cũng là thời điểm tôi bắt đầu đi làm. Vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của tôi có giống như thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có từ năm nào?
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 lần đầu tiên ghi nhận chế độ “bảo hiểm thất nghiệp”. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, nhưng thời điểm bắt đầu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là từ 01/01/2009. Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp chính thức có từ năm 2009.
Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp được quy định riêng tại Luật Việc làm năm 2013, không còn quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội như trước đây.
Do đó, thời gian người lao động tham gia hợp đồng lao động trước năm 2009 thì không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần được không?
Câu hỏi: Tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, nay nghỉ việc chờ nghỉ hưu không đi làm đâu nữa thì có nhận trợ cấp thất nghiệp 1 lần luôn được không?
Hiện nay, theo Điều 50 Luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp đang được tính theo từng tháng.
Cùng với đó, khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng quy định, cơ quan BHXH sẽ thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp theo từng tháng cho người lao động.
Chính vì vậy, người lao động sẽ không thể lấy trợ cấp thất nghiệp một lần cho toàn bộ thời gian mà mình được hưởng.
- Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không?
Câu hỏi: Tôi nghỉ việc hơn 1 năm chưa lấy tiền trợ cấp thất nghiệp thì liệu thời gian đóng trước đó có mất không ạ?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm năm 2013, thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu để quá thời hạn này, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ không nhận hồ sơ nữa.
Lúc này, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động sẽ được tự động bảo lưu để tính cho lần hưởng tiếp khi có đủ điều kiện.
Bởi khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm 2013 đã nêu rõ, thời gian đóng bảo hiểm để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của Luật Trí Nam về mức đóng BHXH, BHTN và BHYT năm 2023 cùng các quy định pháp luật mới nhất về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hy vọng các hướng dẫn sẽ hữu ích cho mọi người trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật.
Nổi bật:
+ Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp
+ Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp